Hôm nay,  

Kiếm Sống Từ Bãi Đào Thiếc

3/14/200100:00:00(View: 5388)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, từ năm 1994 đến nay, rất đông dân nghèo ở tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh Miền Trung đã kéo về huyện Trà Mi, một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, để đào thiếc. Mặc dù đã có những người tử nạn do sập hầm, thế nhưng các tai nạn thảm khốc vẫn không ngăn được dân nghèo kiếm sống từ những bãi đào thiếc mà hiểm nguy ập xuống bất cứ lúc nào. Mời bạn nghe câu chuyện ở các bãi đào thiếc ở Trà My theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi Trẻ. Từ thị trấn huyện Trà My, Quảng Nam, đi men theo đường mòn vượt dòng sông Trường, sông Nước Oa ngầu đục, dân thập phương vào đến những bãi đào đãi thiếc dưới chân dãy núi Hòn bà. Từ khúc sông này ngược về phía thượng nguồn, chúng tôi thấy có hàng trăm lòng tre, lòng thung bị khoét rộng đến đôi ba chục mét, sườn núi bị khoét rộng đến đôi ba chục mét, sườn núi bị đào bạt thành những vách dựng đứng, cao ngất, cây cối bật gốc chỏng chơ, hàng ngàn tảng đá bị quật lên ngổn ngang thành một bãi đá rộng khoảng 80 ha. Tìm cách gợi chuyện với hai người đang đảo thiếc trong một khe sâu, phóng viên báo Tuổi Trẻ được họ tiết lộ: mỗi người đào mỗi ngày được 3-4 kg quặng, mỗi tháng trừ chi phí mỗi người cũng kiếm được trên 1 triệu đồng. Cũng theo lời họ thì dân đào đãi thiếc ở Nước Oa đông nhất là dân Quảng Nam, kế đến là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa...Chỉ cần một cây xà beng và chiếc cuốc cáu cạnh là một tốp hai, ba người cứ đứng trên sườn núi Hòn Bà mà xạc đất đá xuống dòng sông Trường, sông Nước Oa. Đất đá thì lấp sông còn quặng thiếc sẽ đọng lại.

Bãi đào thiếc lớn nhất là bãi Trà Giang. Nơi đây dân đào thiếc đã bắc một chiếc cầu máng khoảng hơn 300 mét ngang qua một khe sâu gần 10 mét để đưa nước từ bên kia núi sang bên này núi làm cho đất mềm ra để dễ đào bới quặng thiếc. Người dẫn đường cho phóng viên cho biết chiếc cầu máng này đã bị các toán kiểm tra phá bỏ nhiều lần nhưng khi toán kiểm tra về thì cầu lại mọc lên. Khu vực đầu nguồn thủy điện Nước Oa, dọc chân núi Hòn Bà là hai xã Trà Giang, Trà Tân, nơi có trữ lượng quặng thiếc lớn nhất nên từ năm 1994 dân tứ xứ kéo về đây đào đãi thiếc. Năm 1996 có một hầm thiếc ở Trà Giang bị sập và đã chôn vùi bảy người đào đãi thiếc xấu số. Từ đó đến nay, hầu như năm nào cũng có vài người đào đãi thiếc bị chôn vùi dưới lòng đất do sập hầm.

Nạn đào đãi thiếc diễn ra mấy năm nay đã gây bao thảm họa cho dân vùng cao. Theo trung tâm Y tế huyện Trà Mi, qua đợt khám bệnh đầu năm 2000 cho dân thôn 4, thôn 5 xã Trà Giang, đã phát hiện có đến 95% phụ nữ vùng này bị mắc bệnh phụ khoa do thường xuyên tắm giặt nước khe suối ở bãi thiếc. Một người già than vãn: Khổ dân chúng tôi lắm. Cái sông Nước Oa này bị bẩn từ lâu rồi, không còn nước cho con trâu, con bò uống được, cho đàn bà con nít tắm giặt. Còn nước uống thì dân làng phải đi xa cả nửa buổi đường, vào tận các thung sâu mới gùi về được mươi quả bầu đựng nước. Chắc rồi có ngày dân làng Nước Oa này bỏ đi nơi khác thôi. Một viên chức xã Trà Giang cho biết nạn đào đãi thiếc vào mùa mưa đã làm sạt lỡ đồi núi, sông suối, gây lũ quét mạnh hơn tại địa phương.

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, xã Trà Giang đã mất đứt hơn chục hecta đất dọc hai bên khe suối, mất cả hơn 100 hecta rừng đầu nguồn sông Nước Oa khiến cho địa hình địa vật biến đổi, sông Nước Oa cũng thay đổi dòng chảy thiếu nước. Trưởng ban quản lý điện Trà My, ông Richsiman, cho biết từ năm 1998 đến nay bình quân nhà máy thủy điện Nước Oa mất khoảng 30% công suất hoạt động do thiếu nước, và bây giờ thì nhà máy đang ngưng hoạt động hẳn chỉ vì các bãi đào đãi thiếc ở Trà My.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hòa hợp hòa giải? Thực tế nhà nước Ba Đình chỉ ưa nói mà không ưa làm. Đó là chưa kể, nhà nước luôn luôn chìa tay ra, nhưng là bàn tay sắt, đê bóp, để siết...
Mùa xuân là phải có nhạc. Vì không thể nào lặng lẽ như ngồi trong bóng đêm để chờ xuân, và khi các sòng bầu cua cá cọp ồn ào lắc xí ngầu trong xóm, các nhà quanh hẻm liền vặn radio ra để nghe tiếng nhạc xuân át tiếng bầu cua...
Năm mới, ngày xuân... ngồi uống trà, xem hoa mai, không gì hơn là đọc câu đối, để tìm laị hồn người xưa... Xin ghi lại một bài năm xưa để nghiệm lại hồn người xưa trong giây phút chuyển mùa.
Bản tin VTC kể chuyện cháy nhà, 2 trẻ em chết. Trong khi Báo Dân Việt kể chuyện xe lửa đâm chết 18 con bò. Zing kể chuyện giựt iPhone trên đường hoa Nguyễn Huệ.
Thỉnh thoảng, có những dòng nhạc tự nhiên quyện vào hồn, như sợi khói không rời trên đỉnh núi...
Thời gian đi nhanh như tên bắn. Nhìn lại đã thấy bạn mình đã mấy người rủ nhau về cõi, trong khi bản thân mình cũng sức suy yếu, thấy tuổi già tới nơi rồi.
Nhà nước Hà Nội không bỏ cơ hội nào để đàn áp nhân quyền... Ông Doanld Trump sắp lên ngôi Tổng Thống Mỹ, công an CSVN bắt liền 2 nhà hoạt động dân chủ... Có liên hệ nhân quả gì không?
Cuộc tranh luận laị tái diễn... Các làng xã lại tưng bừng lễ hội đón xuân... Bình Định chuẩn bị đón Tết Tây Sơn kỷ niệm những ngày đầu xuân Vua Quang Trung dẫn quân đánh bại quân Phương Bắc...
Sau khi nhiều bệnh viện báo nguy rằng thiếu thuốc chữa bệnh, Bộ Y Tế nói rằng không hề thiếu... Câu chuyện rất là khó hiểu, vì nhiều bệnh viện kêu chớ không phải là cá biệt.
Từ trang trí nhà cửa, lau bụi tủ kiếng, tường vách... tới mua sắm mâm cúng trái cây “cầu dừa đủ xài”... cho tới áo quần mới cho lũ nhỏ... Nghĩ gì về đất nước?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.