Hôm nay,  

Chủ Bớt Xén Lương Thợ

4/17/200300:00:00(View: 5419)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, Sài Gòn và hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, vẫn thường xảy ra nhiều cuộc đình công tập thể. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là các chủ nhân đã dùng nhiều thủ thuật để cắt xén lương thợ, bóc lột sức lao động của công nhân dưới nhiều hình thức. Báo NLĐ đã ghi lại một số trường hợp như sau.
Tại nhiều doanh nghiệp, thực tế cho thấy cách tính trả lương làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ đang bị áp dụng tùy tiện. Công nhân Công ty Fukurawa (quận 7 - SG) cho biết, vào ngày lễ cũng phải làm việc nhưng công ty chỉ trả lương như ngày thường và cho nghỉ bù vào lúc không có hàng hoặc cộng thêm ngày nghỉ vào dịp tết. Còn tại Công ty Kwangyu Vina, công nhân làm thêm ngày chủ nhật bị cấn trừ vào những ngày cúp điện, không được trả phần chênh lệch theo quy định. Ở Công ty Tùng Lộc (quận 12 - SG), công nhân phải làm 12 giờ vào chủ nhật, ngày lễ nhưng 4 giờ làm thêm vào những ngày này chưa bao giờ được trả lương cao hơn tiền lương của 8 giờ làm việc tiêu chuẩn. Đây là tình trạng làm thêm 1 mà trong thực tế doanh nghiệp thường đánh đồng chứ không phân khúc để trả lương cho người lao động. Thậm chí có hãng buộc công nhân làm thông tầm 24/24 giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ nhưng không trả lương làm thêm.

Chị Lê Thanh Hoàng Trang cho biết, chị được nhận vào làm y tá cho một xí nghiệp may tại quận 7 - SG. Do công nhân tăng ca nên ngày nào chị cũng phải ở lại làm thêm 2 giờ nhưng không được trả thêm lương. Một hôm, chị không chịu làm thêm và ra về lúc 17 giờ 20. Hôm sau chị bị cho nghỉ việc với lý do không chịu tăng ca. Chị Trang nói: Tôi muốn mọi chuyện phải rõ ràng, nhưng xí nghiệp lại lập lờ, nếu không nói là chèn ép người lao động. Anh Từ Vĩnh Hoàng, công nhân Công ty Magnicon, làm việc từ năm 1992 với mức lương cơ bản là 682 ngàn đồng, phụ cấp là 273 ngàn 900 đồng. Hàng năm công ty đều tăng lương cho anh 3% nhưng không cộng vào lương cơ bản. Khi tăng ca, công ty chỉ tính trên mức lương cơ bản cố định và cho thêm 1 ngàn đồng tiền cơm mỗi giờ tăng ca. Ở Công ty Vạn Lợi (huyện Bình Chánh - SG), công nhân hưởng lương sản phẩm nhưng hợp đồng lao động lại ghi tiền lương thời gian, chỉ bằng 1/3 lương sản phẩm. Khi tăng ca, công ty trả theo lương thời gian nên công nhân bị thiệt thòi. Ngoài ra, khi công nhân ca chiều tăng ca đến 1 giờ sáng hôm sau vẫn chỉ được trả lương như khi tăng ca vào ban ngày.
Bạn,
Báo Người Lao Động tiếp: Gần đây, khi tăng ca trở thành bệnh mãn tính thì thuật ngữ giãn ca xuất hiện. Đó là tình trạng hãng đặt ra định mức lao động quá cao, người lao động không đạt định mức, phải kéo giãn thời gian làm việc mà không được trả lương làm thêm. Tại Công ty Phúc Yên, khi có đơn hàng mới, công ty khoán cho từng tổ. Nhiều tổ trưởng muốn đạt thành tích cao để được thưởng nên nhận số lượng lớn. Thợ phải nai lưng làm việc từ 10 giờ đến 12 giờ mỗi ngày nhưng không được tính phụ trội. Đáng nói là hiện nay, nhiều doang nghiệp trả lương sản phẩm viện dẫn cạnh tranh giá cả gia công nên quy định đơn giá tiền lương rất thấp. Công nhân muốn có thu nhập đủ sống phải kéo dài thời gian làm việc. Định mức cao, đơn giá thấp là hai mặt cấu thành của tình trạng giãn ca. Thực chất, đó chính là cách bóc lột sức lao động, ăn gian tiền lương người lao động một cách tinh vi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện ngập nước vẫn kéo dài cả năm này qua năm kia… Bản tin VOV kể chuyện Sài Gòn ngập: Cơn mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập, ảnh hưởng đến giao thông ở TP.SG trong buổi chiều 7/5/2019.
Giá xăng, giá điện cùng tăng… thê thảm là đời sống công nhân. Báo Thanh Niên kể: Xăng, điện cùng tăng, xóm trọ công nhân ở TP.SG lao đao thời 'bão giá'. Họ phải cắt đủ thứ để tiết kiệm: bật đèn trễ để tiết kiệm điện, mang khô từ quê vào ăn đỡ tiền chợ, lấy xe đạp đi chợ đỡ tiền xăng..
Nhà nước báo động rằng tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang suy giảm… Bản tin VTV kể rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2018 của TP.SG đạt 14,4 tỷ USD, tuy nhiên tỷ lệ dự án FDI trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm.
Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng là một tài năng tuyệt vời... Hôm 5/5 là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ tuyệt vời này. Người dân Miền Nam vẫn còn nhớ những dòng ca rất mực tình tứ, tha thiết của người chiến sĩ VNCH.
Cụ Ngô Đức Kế là một nhà hoạt động nổi tiếng thời chống Pháp, có giao tình với cả hai cụ Phạn -- Phan Chủ Trinh và Phan Bội Châu. Một con đường ngay trung tâm thành phố Sài Gòn từ trước 1975 được đặt tên là đường Ngô Đức Kế
Hăm dọa sẽ khủng bố gia đình một nhà báo... Chuyện đang xảy ra, khi côn đồ được thuê để giải quyết các vụ kiện dân sự...
Bản tin Sao Star kể chuyện Long An: Thắc mắc tô hủ tiếu những 100.000 đồng, cặp vợ chồng bị chủ quán đánh trọng thương. Thắc mắc 2 chai nước ngọt giá 60.000 đồng, rồi tô hủ tiếu tới 100.000 đồng, quá cao so với thị trường, 2 vợ chồng anh Minh chị Duyên bị chủ quán gọi người đến đánh hội đồng.
Trời hại... mưa dông. Bản tin TTXVN kể: Tối và đêm 29/4, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào và rải rác có dông, lốc. Đáng lưu ý, trên địa bàn huyện Trấn Yên, mưa và dông, lốc đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Vé xe buýt lại tăng giá… Cõi này đầy nỗi lo… Báo Dân Việt kể: Sở Giao thông Vận tải TP.SG vừa cho biết, từ ngày mai (1.5), 51 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lượt hành khách.
Có phải tình báo Trung Quốc đã và đang mua chuộc cán bộ quan chức Hà Nội? Đó cũng là điều cần nghi ngờ. Bản tin BBC kể: Thời gian gần đây Mỹ phát hiện nhiều vụ Trung Quốc mua chuộc nhân viên tình báo Mỹ để thu thập thông tin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.