Hôm nay,  

Chủ Bớt Xén Lương Thợ

17/04/200300:00:00(Xem: 5410)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, Sài Gòn và hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, vẫn thường xảy ra nhiều cuộc đình công tập thể. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là các chủ nhân đã dùng nhiều thủ thuật để cắt xén lương thợ, bóc lột sức lao động của công nhân dưới nhiều hình thức. Báo NLĐ đã ghi lại một số trường hợp như sau.
Tại nhiều doanh nghiệp, thực tế cho thấy cách tính trả lương làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ đang bị áp dụng tùy tiện. Công nhân Công ty Fukurawa (quận 7 - SG) cho biết, vào ngày lễ cũng phải làm việc nhưng công ty chỉ trả lương như ngày thường và cho nghỉ bù vào lúc không có hàng hoặc cộng thêm ngày nghỉ vào dịp tết. Còn tại Công ty Kwangyu Vina, công nhân làm thêm ngày chủ nhật bị cấn trừ vào những ngày cúp điện, không được trả phần chênh lệch theo quy định. Ở Công ty Tùng Lộc (quận 12 - SG), công nhân phải làm 12 giờ vào chủ nhật, ngày lễ nhưng 4 giờ làm thêm vào những ngày này chưa bao giờ được trả lương cao hơn tiền lương của 8 giờ làm việc tiêu chuẩn. Đây là tình trạng làm thêm 1 mà trong thực tế doanh nghiệp thường đánh đồng chứ không phân khúc để trả lương cho người lao động. Thậm chí có hãng buộc công nhân làm thông tầm 24/24 giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ nhưng không trả lương làm thêm.

Chị Lê Thanh Hoàng Trang cho biết, chị được nhận vào làm y tá cho một xí nghiệp may tại quận 7 - SG. Do công nhân tăng ca nên ngày nào chị cũng phải ở lại làm thêm 2 giờ nhưng không được trả thêm lương. Một hôm, chị không chịu làm thêm và ra về lúc 17 giờ 20. Hôm sau chị bị cho nghỉ việc với lý do không chịu tăng ca. Chị Trang nói: Tôi muốn mọi chuyện phải rõ ràng, nhưng xí nghiệp lại lập lờ, nếu không nói là chèn ép người lao động. Anh Từ Vĩnh Hoàng, công nhân Công ty Magnicon, làm việc từ năm 1992 với mức lương cơ bản là 682 ngàn đồng, phụ cấp là 273 ngàn 900 đồng. Hàng năm công ty đều tăng lương cho anh 3% nhưng không cộng vào lương cơ bản. Khi tăng ca, công ty chỉ tính trên mức lương cơ bản cố định và cho thêm 1 ngàn đồng tiền cơm mỗi giờ tăng ca. Ở Công ty Vạn Lợi (huyện Bình Chánh - SG), công nhân hưởng lương sản phẩm nhưng hợp đồng lao động lại ghi tiền lương thời gian, chỉ bằng 1/3 lương sản phẩm. Khi tăng ca, công ty trả theo lương thời gian nên công nhân bị thiệt thòi. Ngoài ra, khi công nhân ca chiều tăng ca đến 1 giờ sáng hôm sau vẫn chỉ được trả lương như khi tăng ca vào ban ngày.
Bạn,
Báo Người Lao Động tiếp: Gần đây, khi tăng ca trở thành bệnh mãn tính thì thuật ngữ giãn ca xuất hiện. Đó là tình trạng hãng đặt ra định mức lao động quá cao, người lao động không đạt định mức, phải kéo giãn thời gian làm việc mà không được trả lương làm thêm. Tại Công ty Phúc Yên, khi có đơn hàng mới, công ty khoán cho từng tổ. Nhiều tổ trưởng muốn đạt thành tích cao để được thưởng nên nhận số lượng lớn. Thợ phải nai lưng làm việc từ 10 giờ đến 12 giờ mỗi ngày nhưng không được tính phụ trội. Đáng nói là hiện nay, nhiều doang nghiệp trả lương sản phẩm viện dẫn cạnh tranh giá cả gia công nên quy định đơn giá tiền lương rất thấp. Công nhân muốn có thu nhập đủ sống phải kéo dài thời gian làm việc. Định mức cao, đơn giá thấp là hai mặt cấu thành của tình trạng giãn ca. Thực chất, đó chính là cách bóc lột sức lao động, ăn gian tiền lương người lao động một cách tinh vi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các hiệp định tự do thương mại gọi tắt là FTA đang và sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc xuất cảng…
Tại hội trường Thành Phố Westminster, 8200 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683
Nhất Sài Gòn, nhì Hà Nội, thứ ba Hải Phòng, thứ tư là Thái Nguyên… Thống kê này không vui tí nào, vì là danh sách người nhiễm HIV.
Hải Phòng trở thành ổ sòng bài TQ… Báo Người Lao Động kể rằng sau khi khám xét "sào huyệt" đường dây đánh bạc quốc tế qua mạng được đặt trong khu đô thị Our City (Km6 đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng), đến chiều ngày 28-7, công an cho biết đã tạm giữ 380 đối tượng, đều là người Trung Quốc
Hình ảnh con cọp vẫn còn trong tuyện cổ Việt Nam, nhưng rừng hình như đã vắng bặt loài cọp rồi…
Sông Mekong cạn dòng… Đồng Bằng Sông Cửu Long nguy ngập… Báo Thanh Niên báo động rằng Sông Mê Kông 'trơ đáy', ĐBSCL lo hạn mặn khốc liệt: Sống chung với 'nước kém'…
Khô hạn thê thảm ở Nghệ An: Hạn hán khốc liệt, cá chết khô như sấy, nông dân cắt lúa cho trâu ăn…
Miền Tây lại gặp mưa gió quậy phá… thế là nhà sụp, người chết. VOV kể rằng mưa lớn kèm gió giật mạnh tại các huyện Tịnh Biên, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới và TX Tân Châu (An Giang) làm 1 người chết, hơn 600 ngôi nhà bị tốc mái.
Thành phố Sài Gòn nhận nhiệm vụ lớn kinh khủng: kiếm tiền nặng nhất cho cả nước… Có vẻ như năm nay, Sài Gòn sẽ kêu trời…
Trận bóng đá sắp tới, đội tuyển Việt Nam (huấn luyện viên là người Hàn quốc) và đội tuyển Thái Lan (tân huấn luyện viên là người Nhật) sẽ so giày trong tư thế kình địch truyền thống Đại Hàn và Nhật Bản, khi hai huấn luyện viên hai đội này còn đại diện cho sức mạnh thể thao của hai nước Hàn-Nhật từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.