Hôm nay,  

Nghề Đòi Nợ Thuê

6/1/199900:00:00(View: 9143)
Bạn,
Theo một tài liệu của ngành ngân hàng Sài Gòn, trong 5 tháng vừa qua, hầu hết các thương mại thuộc hệ thống quốc doanh cũng như cổ phần đều phải nhờ đến các cơ quan hoặc công ty dịch vụ trung gian để thu hồi nợ quá hạn của khách hàng - phần lớn là công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Riêng với các công ty thương mại, ngoài việc bán được hàng, việc thu hồi tiền cũng không kém phần quan trọng. Nhiều trường hợp tiền nợ xơi tái tiền lãi, thậm chí đưa doanh nghiệp tới vực phá sản. Vì vậy vấn đề thu hồi nợ đã làm cho các doanh nghiệp đau đầu. Từ thực tế của thị trường, một vài công ty trách nhiệm hữu hạn đã mở dịch vụ đòi nợ thuê, và đây là một lĩnh vực mà các chuyên viên cho là khó nuốt. Theo phân tích của một công ty chuyên dịch vụ này thì trong số những "nạn nhân" của nợ quá hạn, nổi lên là hai lĩnh vực: bưu chính - viễn thông và ngân hàng. Chỉ tính riêng Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Sài Gòn, trong năm 1998, nợ quá hạn khó đòi đã chiếm tới trên 20% trong khi độ an toàn cho phép trong nợ của ngành ngân hàng chỉ từ 3 - 5% tổng dư nợ. Hoặc như trường hợp nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động Mobiphone đang bị tồn đọng nợ của khách hàng tới 2.6 tỷ đồng. Tại nhiều ngân hàng thương mại, người vay không kịp đáo vốn trả lãi cho ngân hàng do rơi vào tình trạng khó khăn không có khả năng thanh toán... Và dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì nợ quá hạn đối với chủ nợ cũng là "việc đã rồi". Thu hồi nợ như thế nào cho hiệu quả đã từng là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp vì họ rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều trường hợp phải nhờ đến các cơ quan pháp luật CSVN can thiệp nhưng cũng không giải quyết được. Cuối cùng nợ quá hạn vẫn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp, và người giúp họ giải các bài toán này là các công ty dịch vụ đòi nợ thuê như thông tin sau đây trích từ báo Sài Gòn:

Doanh nghiệp (DN) Nhật An vào cuộc. Có thể nói, Nhật An là DN đầu tiên có "sáng kiến" thành lập dịch vụ đòi nợ thuê, tiếp theo hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ thương mại và quảng cáo. Giám đốc Phan Thông Anh cho biết: Biện pháp tư vấn hoà giải để hai bên có thể gặp nhau giải quyết hậu quả là phương châm của Nhật An; trường hợp người nợ cố tình lường gạt, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, Cty sẽ phải giúp sức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Cty tiếp nhận hồ sơ đối với các đối tượng như ngành ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, Cty Trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, DN tư nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh. Còn đối với nợ giữa các cá nhân tuy không phải là đối tượng và không trực tiếp nhận thụ lý, nhưng nếu có yêu cầu thì Cty sẽ thẩm định và tư vấn cách giải quyết nợ. Sau khi ra đời dịch vụ này (đầu năm 1998) khách hàng đầu tiên đến với Cty là Trung tâm thông tin di động khu vực II (VMS) thuộc Cty thông tin di động (TCty Bưu chính Viễn thông), đến nay Cty đã tiếp nhận xử lý hơn 3.000 hồ sơ nợ cước điện thoại di động và đã thu về cho VMS gần 3 tỷ đồng.
Bạn,
Tiếp xúc với báo chí, giám đốc doanh nghiệp nói trên cho biết dịch vụ này còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm người nợ, (thường di động ở nhiều địa chỉ khác nhau) và xác định nguồn tài sản của người nợ, khả năng thanh toán nợ, đồng thời phải đối đầu với nhiều thách thức. Nếu "đơn thương độc mã" trên "chiến trường" này chắc hẳn sẽ mang lại hiệu quả không khả quan chút nào!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện te bậy ở Sài Gòn... có mô hình là phạt tiền... Phải chăng cũng là công thức mới sẽ áp dụng khắp thành phố? Nhưng phải có đu nhà vệ sinh chớ...
Bạo lực có ngay từ nhà trẻ, lớp mầm non. Báo Hà Nội Mới kể về chuyện bạo hành trẻ tại nhóm lớp Mầm non Sen Vàng: Chấm dứt hợp đồng đối với hai giáo viên.
Một vài ghi nhận: dân mình xài Tết tưng bừng, như thế là kích thích kinh tế... nhưng lại nhậu quá, đụng xe nhiều, chết chóc nữa.
Bản tin LĐ kể rằng tối mùng 7 tháng giêng, du khách thập phương đã nô nức về chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) để mua lộc, cầu may.
Trong thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (từ năm 2011 - 2015), ông Nguyễn Sĩ Kỷ phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk có nhiều sai phạm trong việc tuyển dụng giáo viên,
Nghe các quan nói năm nay đã giảm 70% hiện tượng quan chức địa phương về Hà Nội xếp hàng chúc tết quan chức trung ương. Mừng quá, đỡ kẹt xe?
Bây giờ mới hiểu tại sao rất nhiều người không muốn bỏ Tết âm lịch: tiền khắp nơi, tiền như mưa... Đó là khi Chùa Hương đón du khách, đông vô số kể.
Khởi đầu là báo Pháp Luật Plus kể chuyện ở Hà Giang: Hạt Trưởng Kiểm lâm huyện Bắc Quang say xỉn tông liên hoàn nhiều ô tô?
Có đôi khi bất chợt, nghe tin một người trẻ, còn rất trẻ vừa lìa đời… Có vẻ như cuộc đời bất công. Hôm nay nghe tin một diễn viên từ trần ở tuổi 33, lòng mình như chùng xuống. Đời người sao quá ngắn.
Thế gian đầy nỗi lo... từ phố ra chợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.