Hôm nay,  

Đội Cầu “phải” Bán Mình

8/13/200200:00:00(View: 4455)
Bạn,
Như VB đã loan tin, sau giải túc cầu vô địch VN mùa bóng 2001-2002 kết thúc vào mùa hè 2002, đội túc cầu Công An Hà Nội bị giải thể và chuyển nhượng cho hãng Hàng Không VN. Nguyên nhân đội Công An Hà Nội bị xóa tên là do không đủ kinh phí để duy trì đội bóng dưới hình thức một câu lạc bộ chuyên nghiệp. Trước đó, sau khi kết thúc giai đoạn 1 của giải này, đội Công An Sài Gòn đã bị chuyển nhượng cho Ngân Hàng Đông Á cũng chỉ vì sở Công an cạn tiền để nuôi đội túc cầu chuyên nghiệp này. Theo báo Người Lao Động, Lao Động, Thanh Niên, hiện có thêm một đội bóng từng vô địch Việt Nam trong mùa 2000-2001 cũng trong tình trạng chuẩn bị bán mình. Đó là đội Sông Lam Nghệ An. Báo quốc nội viết về sự long đong của đội này như sau.
Mùa bóng 2001-2002 đi qua, những thành tích mà CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) đạt được là khá khiêm tốn. Xếp thứ 3 trong giải V-league chưa phản ánh đúng thực lực của đội bóng giàu tiềm năng này. Đáng báo động hơn là sự xuống cấp về mặt tinh thần và xu thế phân tâm theo ma lực của tiền bạc.
Nếu SLNA vẫn giữ mức lương cầu thủ cỡ 2- 3 triệu đồng/tháng như hiện nay thì khó mà giữ được những cầu thủ xuất sắc. Nếu giữ được thì với lương thấp, tiền thưởng “hẻo” thì các cầu thủ cũng khó lòng chơi hết mình. Thực tiễn này đã được chứng minh bằng kết quả nghèo nàn của 7 trận ở giai đoạn 2 mùa bóng vừa qua, đội chỉ giành được... 5 điểm. Còn nếu tăng lương thì lấy tiền đâu ra" Đây là một câu hỏi không dễ gì trả lời.

Các đội bóng phía Bắc cũng đã và đang tìm được những chỗ dựa vững chắc về tài chính. Công An Hà Nội chuyển sang Vietnam Airlines, Công an Hải Phòng, cũng đang đứng trước khả năng sẽ được chuyển giao cho công ty thép Việt-Úc (Vinausteel); duy nhất mỗi Thể Công là tương đối “bảo thủ”, chưa thuê cầu thủ ngoại, chưa tìm nhà tài trợ. Tuy nhiên sự bảo thủ này đã phải trả giá bằng thành tích nghèo nàn mà CLB này có được trong thời gian gần đây.
Trong có chế thị trường, tài năng được coi là một loại hàng hoá đặc biệt và được lượng hoá thông qua khách hàng cần đến nó. Được định giá bao nhiêu không chỉ do chủ quan mà còn là do khách quan nghĩa là do người mua cần đến nó ở mức độ nào. Một Long An, đội bóng hạng 2 nhưng tìm được khách là Gạch Đồng Tâm cũng nhận được khoản tài trợ không dưới 2 tỷ mỗi năm. Một Gia Lai phố núi không ai biết đến nhưng khi được Hoàng Anh yêu mến cũng nhận được khoản tiền tương đương. Còn Sông Lam, đường đường là một CLB hàng đầu quốc gia nhưng xem ra long đong lận đận trong việc tự bán mình.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Mùa giải này, khi nhà tài trợ chính cho bóng đá Việt Nam là Statra rút lui, SLNA mất khoản tiền 1,4 tỷ đồng rót từ LĐBĐ VN. Để lấp đầy lỗ hổng đó đang là nỗi lo của SLNA. Khoản chi của ngân sách Nghệ An cho Đoàn bóng đá SLNA cỡ khoảng 3.5 tỷ mỗi năm đang là một gánh nặng, nay lại thêm lỗ hổng 1,4 tỷ chưa có phương án lấp đầy thì việc tăng lương cho cầu thủ là chuyện xa vời. Chính vì những lý do đó, mục tiêu mà SLNA đặt ra cho mùa giải tới là rất khiêm nhường: nằm trong top 3 đội mạnh nhất. Xem ra đội SLNA khó lòng đạt được mục tiêu nhỏ bé này trong mùa giải năm nay khi chuyện “tự bán mình” chưa thành.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phi công mua bằng lái dỏm? Phải nộp tiền hối lộ mới được vào lái phi cơ cho Vietnam Airlines? Như thế, coi bộ rớt phi cơ là chuyện nhỏ, chuyện thường, chuyện tất nhiên sẽ xảy ra? Bản tin VOA kể: Một số phi công của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines mới đây - thông qua một đại biểu quốc hội - lên tiếng tố cáo về nhiều tiêu cực trong đào tạo, chứng nhận phi công, trong đó có việc họ phải chi hàng chục nghìn đôla Mỹ để được công nhận bằng lái hoặc chuyển loại.
Vậy là tràn ngập phế liệu… Đó là truyền thống vậy. Bởi vì Đảng CSVN cũng là phế liệu của lịch sử…
Nhà sụp, đổ xuống sông Đà... Cõi này không bình an như nhiều người trong chúng ta tưởng... Bản tin VietnamNet kể chuyện Hòa Bình: Sau tiếng nứt gãy, 5 nhà cao tầng đổ nhào xuống sông Đà...
Chỗ nào cũng lo... trên trời khói độc, dưới nước sông bẩn, đường phố khói bụi, thức ăn hóa chất...
Thép Việt có phải là thép Tàu? Có phải nghi ngờ này có phần nào sự thật? Báo Người Đồng Hành kể: Thép Việt dính nghi vấn bị bán phá giá ở Malaysia... Ngày 24/7, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) quyết định điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt, thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Triều Tiên luôn luôn gặp chuyện bất như ý... Không phải vì Nam Hàn gây sự Bắc Hàn, nhưng vì Hoa Kỳ yêu cầu LHQ xử ép...
Xe đụng là chuyện thường ngày... Điều lạ là, đôi khi ở trong nhà cũng không an toàn, vì xe ngoài phố xông vào đụng là chuyện thường...
Gặp lửa cũng chết... gặp nước cũng chết... Báo Người Lao Động kể: Vụ cháy lớn xuất hiện nhà máy nhựa sau đó lan sang chợ Gạo (Hưng Yên) rồi bùng lên bao trùm cả khu vực.
Chấm thi gian lận ở tỉnh Sơn La còn siêu đẳng hơn ở tỉnh Hà Giang… Báo Thanh Niên kể về “Chấn động gian lận chấm thi ở Sơn La: Dữ liệu bài thi gốc bị ‘mất tích’…”
Màn sửa điểm thi ở tỉnh Hà Giang lại rớt thêm một con nhạn... Bản tin Zing kể: Ngày 23/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng với ông Nguyễn Thanh Hoài (sinh năm 1969, ở TP Hà Giang), Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Giang) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.