Hôm nay,  

Đội Cầu “phải” Bán Mình

13/08/200200:00:00(Xem: 4017)
Bạn,
Như VB đã loan tin, sau giải túc cầu vô địch VN mùa bóng 2001-2002 kết thúc vào mùa hè 2002, đội túc cầu Công An Hà Nội bị giải thể và chuyển nhượng cho hãng Hàng Không VN. Nguyên nhân đội Công An Hà Nội bị xóa tên là do không đủ kinh phí để duy trì đội bóng dưới hình thức một câu lạc bộ chuyên nghiệp. Trước đó, sau khi kết thúc giai đoạn 1 của giải này, đội Công An Sài Gòn đã bị chuyển nhượng cho Ngân Hàng Đông Á cũng chỉ vì sở Công an cạn tiền để nuôi đội túc cầu chuyên nghiệp này. Theo báo Người Lao Động, Lao Động, Thanh Niên, hiện có thêm một đội bóng từng vô địch Việt Nam trong mùa 2000-2001 cũng trong tình trạng chuẩn bị bán mình. Đó là đội Sông Lam Nghệ An. Báo quốc nội viết về sự long đong của đội này như sau.
Mùa bóng 2001-2002 đi qua, những thành tích mà CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) đạt được là khá khiêm tốn. Xếp thứ 3 trong giải V-league chưa phản ánh đúng thực lực của đội bóng giàu tiềm năng này. Đáng báo động hơn là sự xuống cấp về mặt tinh thần và xu thế phân tâm theo ma lực của tiền bạc.
Nếu SLNA vẫn giữ mức lương cầu thủ cỡ 2- 3 triệu đồng/tháng như hiện nay thì khó mà giữ được những cầu thủ xuất sắc. Nếu giữ được thì với lương thấp, tiền thưởng “hẻo” thì các cầu thủ cũng khó lòng chơi hết mình. Thực tiễn này đã được chứng minh bằng kết quả nghèo nàn của 7 trận ở giai đoạn 2 mùa bóng vừa qua, đội chỉ giành được... 5 điểm. Còn nếu tăng lương thì lấy tiền đâu ra" Đây là một câu hỏi không dễ gì trả lời.

Các đội bóng phía Bắc cũng đã và đang tìm được những chỗ dựa vững chắc về tài chính. Công An Hà Nội chuyển sang Vietnam Airlines, Công an Hải Phòng, cũng đang đứng trước khả năng sẽ được chuyển giao cho công ty thép Việt-Úc (Vinausteel); duy nhất mỗi Thể Công là tương đối “bảo thủ”, chưa thuê cầu thủ ngoại, chưa tìm nhà tài trợ. Tuy nhiên sự bảo thủ này đã phải trả giá bằng thành tích nghèo nàn mà CLB này có được trong thời gian gần đây.
Trong có chế thị trường, tài năng được coi là một loại hàng hoá đặc biệt và được lượng hoá thông qua khách hàng cần đến nó. Được định giá bao nhiêu không chỉ do chủ quan mà còn là do khách quan nghĩa là do người mua cần đến nó ở mức độ nào. Một Long An, đội bóng hạng 2 nhưng tìm được khách là Gạch Đồng Tâm cũng nhận được khoản tài trợ không dưới 2 tỷ mỗi năm. Một Gia Lai phố núi không ai biết đến nhưng khi được Hoàng Anh yêu mến cũng nhận được khoản tiền tương đương. Còn Sông Lam, đường đường là một CLB hàng đầu quốc gia nhưng xem ra long đong lận đận trong việc tự bán mình.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Mùa giải này, khi nhà tài trợ chính cho bóng đá Việt Nam là Statra rút lui, SLNA mất khoản tiền 1,4 tỷ đồng rót từ LĐBĐ VN. Để lấp đầy lỗ hổng đó đang là nỗi lo của SLNA. Khoản chi của ngân sách Nghệ An cho Đoàn bóng đá SLNA cỡ khoảng 3.5 tỷ mỗi năm đang là một gánh nặng, nay lại thêm lỗ hổng 1,4 tỷ chưa có phương án lấp đầy thì việc tăng lương cho cầu thủ là chuyện xa vời. Chính vì những lý do đó, mục tiêu mà SLNA đặt ra cho mùa giải tới là rất khiêm nhường: nằm trong top 3 đội mạnh nhất. Xem ra đội SLNA khó lòng đạt được mục tiêu nhỏ bé này trong mùa giải năm nay khi chuyện “tự bán mình” chưa thành.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.