Hôm nay,  

Bám Vỉa Hè Kiếm Sống

18/06/200600:00:00(Xem: 3502)

Bạn,

Theo báo quốc nội, hình ảnh những quán cà phê cóc mọc lên nhan nhản khắp vỉa hè giữa phố phường Sài Gòn, được trang bị bằng vài cái bàn ghẻ, dăm ba chiếc ghế nhựa sứt tai gãy gọng, chẳng mấy xa lạ với cư dân thành phố. Mỗi con đường ít nhất cũng có vài ba quán cà phê cóc như thế. Và trong số những người bán ở các quán này,  có những người là dân tạm cư, rời quê nghèo, họ khăn gói lên thành phố lăn lộn mưu sinh bằng quán cà phê cóc vỉa hè. Để trụ lại sống được trên thành phố, việc bám sống bám chết lấy vỉa hè của họ đầy cơ cực gian nan như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua đoạn ký sự như sau.

Tại Sài Gòn, đầu tư cho cà phê vỉa hè vốn liếng ban đầu là cái giỏ xách có ký cà phê rang, vài phin lọc, hộp sữa, mớ đường, bình thuỷ, lố ly thuỷ tinh, thùng đá, dăm ba chiếc ghế xúp nhựa rồi kiếm một không gian góc phố nào đó cắm chốt đại. Ai đuổi đến đâu chạy đến đó, chạy đến khi nào hết bị đuổi thì tính chuyện đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho quán cóc. Chị Thuỷ, quê Long Hồ, Vĩnh Long kể về những ngày đầu vào nghề của mình như thế. Tính đến nay, chị Thuỷ đã có thâm niên hơn 12 năm sống bằng nghề bán cà phê gắn với vỉa hè ở phường 14 quận 3, trên đường Lê Văn Sỹ. 4 giờ sáng, chị Thuỷ đã mở cửa đón khách đến tận 8-9 giờ tối mới dọn hàng nghỉ, ngày nào cũng như ngày nấy. Gặp trưa nắng, không khách thì che chắn toàn thân bằng găng tay, khẩu trang, nón lá ngồi ghế dựa đầu ngủ vật vờ, ăn uống linh tinh tạm bợ cho qua ngày. Trời mưa phủ bạt che chắn tủ cà phê, ngồi đụt mưa dưới hiên những người hàng xóm tốt bụng. Cứ thế, sống với nghề hết năm này tháng khác, lễ tết cũng bán, chỉ về quê thăm nội ngoại một hai ngày lại quay lên Sài Gòn bám riết tủ cà phê vỉa hè,  mớ đồ nghề sinh sống của cả gia đình 4 miệng ăn.

Có được chỗ bán ổn định, lượng khách đều đặn là mơ ước của không ít người theo nghề mở cà phê bám vỉa hè. Nhưng số đông những quán cóc vẫn ngày ngày mọc lên, chỉ còn số rất ít trụ lại được với vỉa hè. Tất cả các quán vỉa hè đều lấn chiếm lòng lề đường. Lâu lâu xe của phường hay cảnh sát giao thông đi hốt mấy quán vỉa hè là chuyện chẳng xa lạ với những người theo nghề bám vỉa hè. Những lúc như vậy, thường quán cũng đều được người dân  báo trước khi xe trật tự đến, chỉ lo mà chạy cái vốn lớn nhất của quán là cái tủ hoặc giỏ đựng đồ nghề, sau mới đến bàn ghế, hôm nào chậm chân thì mất vài cái bàn, đôi ba cái ghế. 

Bạn,

Cũng theo báo SGTT, dân bán vỉa hè cũng thường gặp phải những cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ không tên tuổi khác. Như quán chị Thủy trên đường Lê Văn Sỹ, kế đó cũng vài quán vỉa hè ra cạnh tranh, nhưng do đã quá thâm niên trong nghề, những khách hàng của quán đã trở nên quen thuộc, nên chị Thuỷ vẫn trụ lại được với nghề, trong khi những quán cạnh đó cứ thay nhau dẹp tiệm, đổi chủ. Cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con sống chính nhờ vào quán vỉa hè, tiền cho hai con ăn học, tiền cơm nước, thuê nhà, các chi phí đều từ quán vỉa hè mà ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Học sinh Việt nam du học Mỹ từ bậc trung học... Nghĩa là, nhiều phần là sẽ biến mất luôn. Bởi vì, đã vào học đường Mỹ, xưa nay đâu mây ai quay về...
Câu chuyện trạm BOT Cai Lậy siết cổ các tài xế để moi tiền vẫn chưa êm... Nước nghèo như Cam Bốt vẫn xóa hết mọi trạm thu tiền... Thời thuộc địa Pháp
Chuyện trước giờ chưa hề thấy trong lịch sử thế giới, và chỉ có trong lịch sử thiên đường xã hội chủ nghĩa: Tiến sĩ sao chép luận văn Thạc sĩ...
Đất trong hẻm, thậm chí là hẻm sâu, "hẻm của hẻm của hẻm" bị thiệt thòi trong cách tính thuế mới vì bị gom chung vào khiến cho bị tính thuế cao hơn, thuế cao hơn nhà mặt tiền.
Nhan sắc không có sóng gió, nhưng có thể làm chìm đắm người... Với một ông cụ 70 tuôi ở Nghệ An (không phải chuyện ông cụ nhiều người đang tôn thờ)... nhan sắc là ly bia pha thuốc trừ sâu và giá để trả là cái chết.
Bản tin VOV kể rằng lốc xoáy kèm theo mưa đá kéo dài hơn 20 phút quét qua xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng khiến hơn 40 căn nhà ở của người dân bị tốc mái
Bạn đã từng học bậc trung học Sài Gòn trước năm 1975... hẳn là còn nhớ một thời học thơ Hồ Dzếnh, bất kể rằng Hồ thi sĩ kẹt lại ở miền Bắc VN.
Bản tin VTC ghi rằng ba đặc khu kinh tế Việt Nam (Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc) sẽ không còn hội đồng nhân dân, được kinh doanh casino và đặc biệt thời hạn thuê đất có thể lên tới 99 năm.
Tại sao tượng đaì mới khánh thành 2 năm đã bị gãy đổ? Chỉ vì một em bé tới vịn tượng là đổ... Có phải nhà thầu rút ruột tượng đài để chia cho cán bộ?
Vậy là không nhận chìm 1 triệu mét khối bùn thải xuống biển Bình Thuận... Có nghĩa là các nhà khoa học quốc doanh không được chính phủ tin cậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.