Hôm nay,  

Bám Vỉa Hè Kiếm Sống

6/18/200600:00:00(View: 3481)

Bạn,

Theo báo quốc nội, hình ảnh những quán cà phê cóc mọc lên nhan nhản khắp vỉa hè giữa phố phường Sài Gòn, được trang bị bằng vài cái bàn ghẻ, dăm ba chiếc ghế nhựa sứt tai gãy gọng, chẳng mấy xa lạ với cư dân thành phố. Mỗi con đường ít nhất cũng có vài ba quán cà phê cóc như thế. Và trong số những người bán ở các quán này,  có những người là dân tạm cư, rời quê nghèo, họ khăn gói lên thành phố lăn lộn mưu sinh bằng quán cà phê cóc vỉa hè. Để trụ lại sống được trên thành phố, việc bám sống bám chết lấy vỉa hè của họ đầy cơ cực gian nan như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua đoạn ký sự như sau.

Tại Sài Gòn, đầu tư cho cà phê vỉa hè vốn liếng ban đầu là cái giỏ xách có ký cà phê rang, vài phin lọc, hộp sữa, mớ đường, bình thuỷ, lố ly thuỷ tinh, thùng đá, dăm ba chiếc ghế xúp nhựa rồi kiếm một không gian góc phố nào đó cắm chốt đại. Ai đuổi đến đâu chạy đến đó, chạy đến khi nào hết bị đuổi thì tính chuyện đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho quán cóc. Chị Thuỷ, quê Long Hồ, Vĩnh Long kể về những ngày đầu vào nghề của mình như thế. Tính đến nay, chị Thuỷ đã có thâm niên hơn 12 năm sống bằng nghề bán cà phê gắn với vỉa hè ở phường 14 quận 3, trên đường Lê Văn Sỹ. 4 giờ sáng, chị Thuỷ đã mở cửa đón khách đến tận 8-9 giờ tối mới dọn hàng nghỉ, ngày nào cũng như ngày nấy. Gặp trưa nắng, không khách thì che chắn toàn thân bằng găng tay, khẩu trang, nón lá ngồi ghế dựa đầu ngủ vật vờ, ăn uống linh tinh tạm bợ cho qua ngày. Trời mưa phủ bạt che chắn tủ cà phê, ngồi đụt mưa dưới hiên những người hàng xóm tốt bụng. Cứ thế, sống với nghề hết năm này tháng khác, lễ tết cũng bán, chỉ về quê thăm nội ngoại một hai ngày lại quay lên Sài Gòn bám riết tủ cà phê vỉa hè,  mớ đồ nghề sinh sống của cả gia đình 4 miệng ăn.

Có được chỗ bán ổn định, lượng khách đều đặn là mơ ước của không ít người theo nghề mở cà phê bám vỉa hè. Nhưng số đông những quán cóc vẫn ngày ngày mọc lên, chỉ còn số rất ít trụ lại được với vỉa hè. Tất cả các quán vỉa hè đều lấn chiếm lòng lề đường. Lâu lâu xe của phường hay cảnh sát giao thông đi hốt mấy quán vỉa hè là chuyện chẳng xa lạ với những người theo nghề bám vỉa hè. Những lúc như vậy, thường quán cũng đều được người dân  báo trước khi xe trật tự đến, chỉ lo mà chạy cái vốn lớn nhất của quán là cái tủ hoặc giỏ đựng đồ nghề, sau mới đến bàn ghế, hôm nào chậm chân thì mất vài cái bàn, đôi ba cái ghế. 

Bạn,

Cũng theo báo SGTT, dân bán vỉa hè cũng thường gặp phải những cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ không tên tuổi khác. Như quán chị Thủy trên đường Lê Văn Sỹ, kế đó cũng vài quán vỉa hè ra cạnh tranh, nhưng do đã quá thâm niên trong nghề, những khách hàng của quán đã trở nên quen thuộc, nên chị Thuỷ vẫn trụ lại được với nghề, trong khi những quán cạnh đó cứ thay nhau dẹp tiệm, đổi chủ. Cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con sống chính nhờ vào quán vỉa hè, tiền cho hai con ăn học, tiền cơm nước, thuê nhà, các chi phí đều từ quán vỉa hè mà ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Triêu nhà Nguyễn có công lớn nhất là đã thông nhất giang sơn về một mối sau một thời rất nhiễu nhưỡng phân đôi hai bờ Trịnh-Nguyễn... Nhà Nguyễn chỉ bị chỉ trích khi mời người Pháp vào, và là đầu mối để bị chiếm mất Lục Tỉnh và rồi bị đô hộ toàn quôc.
Đào tạo trực tuyến, tức là học qua Internet... Ngaỳ xưa, khi chưa có Internet, gọi là học hàm thụ, hay học từ các sách hay tài liệu gửi từ trường về tận nhà để học viên học, làm bài và gửi bài tập làm xong tới trường chấm điểm... Vấn đề là, kiểm tra học lực sẽ khó.
Câu chuyện Formosa vẫn cứ mãi nặng nợ Formosa... có vẻ như ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã biết ơn pho tượng vàng Hồ Chí Minh nặng 50 kí vàng ròng do Formosa hiến tặng, nên cứ mãi Formosa...
Vậy là tiếp tục đình công tại công ty Venus Việt Nam tại Thanh Hóa… Bởi vì bản văn Ban giám đốc cam kết thỏa mãn đòi hỏi của công nhân không có cond ấu, không chữ ký…
Có phải tội phạm tại Sài Gòn tăng vọt đáng ngại? Chuyện thấy rõ là, các quan chức sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam la làng, cảnh báo công dân Mỹ tới Việt Nam coi chừng bị hành hung, giựt đô, trộm cắp, đột nhập nhà riêng...
Vậy là bắt quả tang một quan chức cầm tiền hối lộ... Lại ra quán cà phê cầm tiền, thế mới bị bắt quả tang. Không cẩn trọng tí nào...
Vậy là cả làng xe taxi thê thảm... và do vậy, phải khiếu nại với chính phủ... Bản tin báo Tuổi Trẻ kể: Taxi Hà Nội yêu cầu dừng khẩn cấp Grab-Uber...
Có quá nhiều nỗi lo... có quá nhiều “bức xúc”... đó là lý do người dân la làng, từ báo động cho tới kêu cứu...
Nghỉ Tết bao nhiêu ngày thì vừa? Người xưa có câu là cả tháng hay vài tháng, vì tháng giêng là tháng ăn chơi... Dĩ nhiên, bây giờ khác rồi.
Như dường đi lại trên đường Hà Nội là môn thể thao nguy hiểm cực kỳ, còn nguy nhiều thập phần hơn các môn thể thao phiêu lưu mạo hiểm... Thậm chí chết giữa phố, cũng hệt như phim hành động chớp nhoáng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.