Hôm nay,  

Chuyện Ở Làng Ăn Mày

02/06/200600:00:00(Xem: 2433)

Bạn,

Tại khu vực phía Bắc của miền Trung, lâu nay, trong dư luận vẫn lưu truyền tin đồn có một ngôi làng ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, chuyên nghề ăn mày. Vài người trong giới "cái bang" cho rằng người làng Quảng Thái đi ăn mày là do trong làng có đền thờ ông tổ cái bang và ăn mày là tập tục không thể thiếu ở làng này để nêu cao đức tính chắt chiu, dè xẻn. Chuyện  về làng ăn  mày này được 1 phóng viên báo SGGP ghi lại qua đoạn ký sự như sau.

Chiều tắt nắng, phóng viên cùng 1 viên chức xã đi thăm làng. Bác bỏ lập luận biện hộ mang đầy chất sĩ diện, viên chức này khẳng định: "Cả xã chỉ có 2 đền thờ ông Tô Chính Đạo và Ngư Ông, chẳng ai thờ ông tổ nghề ăn mày nào cả". Sự thật là thập niên 80-90, do 2 trận bão liên tiếp (80% ngư dân mất trắng tài sản), các hợp tác xã tan rã do mất thị trường Đông Âu nên cả làng phải xuôi Nam. Lúc đó, xã đã tính được có đến 800 người vào Nam mưu sinh. Cho đến nay thì toàn xã có 3 ngàn 369 người trong tuổi lao động, nhưng chỉ có 2 ngàn 463 người có việc làm ổn định, còn lại thì xuôi Nam.

Phóng viên đến nhà vợ chồng anh Trần Công Cảnh-Nguyễn Thị Hồng và ghi nhận không khí đau buồn đang đè nặng cả gia đình họ. Chị Hồng thút thít: "Cháu Trần Thị Hồng Nga vì thương chúng em nghèo nên chấp nhận lời đề nghị của ông Trần Kim Th. theo chân các "đồng hương" xuôi Nam bán vé số. Hôm đó là sau Tết Bính Tuất, vợ chồng em đi làm về thì cháu đã theo ông Th. lên xe rồi. Sau này, theo lời cháu kể thì ông Th. lại bán cháu cho một người tên Hòa (xã Quảng Lợi) và bị buộc phải đi xin ăn mỗi ngày, còn bị đánh đập tàn bạo lắm. Sau đó Công an TPSG bắt được tên Hòa, thì ra hắn giả mù lòa. Cháu Nga, con chúng em, được gửi vào trường Thiếu niên 3 ở Gò Vấp. Vợ chồng em đã hai lần bán hết tài sản được 1.5 triệu/lần để vào lãnh con ra nhưng lần thì thiếu giấy tờ, rách nên người ta không cho nhận. Nay bọn em đã làm lại giấy tờ muốn vào đón con lắm mà không còn gì để bán. Bác ơi, bác có cách nào giúp đỡ để gia đình chúng em sum họp" Tội Nga lắm, cháu đang đi học lớp 3 ngoài này".

Bạn,

Cũng theo SGGP, với 30% dân số sống dựa vào nông nghiệp, 60% sống bằng nghề biển bấp bênh, chuyện xuôi Nam của người dân Quảng Thái diễn ra đều đặn theo chu kỳ: Mùng 4 Tết hàng năm, có 4 xe ca loại 50 chỗ (chở khoảng 100 người/xe) đón khách tận xã. Giữa năm, những lao động nào kiếm được nhiều tiền sẽ về thăm quê. Theo tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều lao động ở Quảng Thái đang làm các công việc như bán vé số, bán báo, bán hàng rong... ở các địa phương phía Nam, đặc biệt là TPSG. Cũng có một số ít "đeo bám" nghề ăn xin. Và lý do chính để người Quảng Thái rời quê hương vẫn là thiếu việc làm ổn định.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Robot dò mìn… Tuyệt vời là học sinh Việt Nam với những sáng chế hữu dụng. Báo Pháp Luật & Xã Hội kể chuyện: Hai học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn…
Tát học sinh tới nhập viện... Lại xảy ra trong ngành giáo dục: cô giáo tát học sinh tới nhập viện. Chuyện xảy ra tại Quảng Bình...
Vậy là chuẩn bị đón Tết Ta... Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019: 9 ngày nghỉ nhiều hay ít?
Vẫn phải nhờ nông nghiệp mới có vốn thúc đẩy kinh tế... Đó là trường hợp Việt Nam. Báo Đầu Tư Tài Chánh kể rằng tính đến tháng 11-2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
Bão tới... nhiều thiệt hại trong khi gần Tết. Bản tin VietnamNet kể về tình hình “Bão số 1 áp sát miền Tây: Sập nhà, 1 người chết...” Do ảnh hưởng của bão số 1, các khu vực miền Tây liên tục có mưa gây thiệt nặng nề đã có người chết, bị thương, nhà cửa sập ở nhiều nơi.
Giáo dục thể chất sẽ dạy suốt 12 năm... Báo Giáo Dục & Thời Đại cho biết rằng trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết
Mấy ngày Tết dương lịch, dân chúng ra đường vui chơi tưng bừng... thế là thêm tai nạn.
Tết Dương Lịch, còn gọi là Tết Tây, bây giờ đã trở thành truyền thống ngày lễ đầu năm dương lịch tại Việt Nam. Tuần lễ này, tức là bắt đầu vào năm 2019, ngày đầu năm là Thứ Ba ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Hôm nay là ngày đầu năm, Thứ Ba 1/1/2019... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Cuối năm lúc nào cũng bận rộn, và cũng nhiều nỗi lo... Dù là bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, ở Cần Thơ hay Đà Nẵng... Báo Lao Động kể: Cuối năm, hàng loạt những vụ lừa ở bán đảo Cà Mau khiến nhiều người mất tiền oan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.