Hôm nay,  

Trẻ Lang Thang Đà Nẵng

09/06/200300:00:00(Xem: 4594)
Bạn,
Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 200 trẻ em lang thang, kiếm sống bằng những công việc: đào xới tìm chai lọ tại bãi rác, đánh giày, bán hàng rong…... Trong một phóng sự về thân phận đời trẻ thơ, phóng viên báo quốc nội đã ghi lại một số câu chuyện qua đoạn ký sự như sau.
Mới tờ mờ sáng, mặt trời còn chưa ra khỏi núi, vậy mà bãi rác Khánh Sơn như sôi động hẳn lên, từng đoàn xe lũ lượt đổ về. Rác, mênh mông rác, cao ngất, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc .Từng tốp, từng tốp người ùa về phía bãi rác; già trẻ lớn bé đủ mọi tuổi tác . Miệng bịt khẩu trang, chân mang ủng, trên tay là những cuốc, những chĩa. Họ đào đào, xới xới, thỉnh thoảng khum xuống nhặt những chai lọ, những túi ni lông, những...bất cứ thứ gì có thể bán lại được cho những đề-pô-rác. Lướt nhìn trong đám đông ấy, có khoảng gần 50 em nhỏ ở cái tuổi dưới 15, chúng nhìn tôi (phóng viên) như phớt lờ rồi cắm cúi công việc.
Cậu bé đầu tiên tôi bắt chuyện có tên là T.. Gương mặt đen sạm, nắng gió đã làm em già đi so với cái tuổi 13 của mình. T. là dân địa phương, nhà quá nghèo, chưa hết lớp 4 em đã phải nghỉ học. Bãi rác này là nơi để mỗi ngày em giúp mẹ kiếm thêm tiền mắm muối. "Ba mẹ em làm nghề chi, sao phải nghỉ học sớm rứa" " Tôi hỏi. Cậu bé chỉ tay về phía bãi rác có đám người đang đào xới kia, giọng buồn : " Mẹ em đội nón lá, mặc áo xanh kia kìa, nhà em khổ lắm, tiền đâu mà học hở anh". Im lặng một lúc lâu, cậu bé quay lại nhìn tôi rồi hỏi: "Anh làm chi mà tới đây, ở đây "thối" lắm chịu không nổi đâu ". Loay hoay chưa kịp trả lời, cậu bé vội chào tôi rồi vụt chạy về nơi bãi rác. Mỗi trẻ một cảnh đời, na ná nhau vì nghèo khó, ở bãi rác Khánh Sơn này hầu hết đều thế cả.

Trưa. Cái nắng tháng 5 như đổ lửa, tôi chọn cho mình chiếc ghế đá dưới tán cây phượng già trên đường Bạch Đằng ven bờ sông Hàn để nghỉ chân. Đang lúc tôi lom khom phủi bụi trên quần áo,chợt có tiếng nói là lạ bên cạnh. Ngước nhìn lên, hai cậu bé mặt còn non choẹt đang toe toét mời tôi đánh giày. Từ Khánh Sơn về, giày cũng bẩn thiệt, tưởng đâu chúng "cùng hội cùng thuyền" tôi liền đưa đôi giày cho cậu bé có giọng Thanh Hoá. Ngay lập tức, thằng bé kia tóm lấy tóc của đứa vừa nhận được đôi giày của tôi, trông bộ chúng sắp "choảng" nhau. Hoảng quá, tôi đứng dậy can ngăn, rồi rút trong túi hai tờ giấy bạc loại 2 ngàn đồng chia đều cho mỗi đứa. Đôi giày vẫn chưa kịp đánh.Thì ra trong hai cậu bé ấy, một là người Thanh Hoá, còn một thì ở Quảng Ngãi. Cơm áo lấm lem, bụi đường đã làm vẩn đục những tâm hồn trẻ thơ.
Bạn,
Phóng viên báo quốc nội kể tiếp: chiều, cái oi bức của những ngày đầu Hạ vẫn chưa chịu buông tha. Tôi cùng anh bạn đồng nghiệp rảo xe về hướng Bạch Đằng Đông. "Con phố nhậu" đã tấp nập người và xe, ghé vào nơi chiếc bàn có sẵn 2 ghế nhựa còn để trống, làm vài cốc bia lạnh cho hả cơn khát. Mải mê trong chuyện "đời và nghiệp", bỗng một cô bé xuất hiện. Trên tay em là thúng đậu phụng luộc đã gần vơi, em nằng nặc mời tôi mua. Chẳng biết có phải vì muốn bán được cái lon đậu cuối cùng này không mà em luôn miệng điệp khúc: "Chú ơi còn có chừng ni, chú mua dùm để con còn kịp về theo học lớp tình thương". Dù rất "dị ứng" với cái món em mời, nhưng khi nghe tới cái chữ ở lớp tình thương thì tôi không cầm lòng được. Thúng đậu hết, cô bé ra về, tôi nhìn theo, bóng bé xa dần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.