Hôm nay,  

Về Quê Ăn Tết

1/20/200400:00:00(View: 5369)
Ban,
Những ngày giáp Tết, các công nhân ngoại tỉnh đang lao động tai Sài Gòn, Hà Nội vô cùng tất bật với mưu sinh cuối năm. Họ phải lo chạy nước rút để có tiền về quê . Ngoài tiền tàu xe, tiền đưa cho gia đình, còn có một khoản chi tiêu tối cần thiết, đó là tiền mua quà cho người thân trong gia tộc. Tin Nhanh VN kể lại mối lo về quê ăn Tết của một số lao động tại Hà Nội vào những ngày cuối năm như sau.
Cứ dịp Tết, anh Hưng, làm nghề xây dựng tự do hay làm các công trình trên phố Chùa Bộc, lại về với vợ con ở Thái Bình. Bên cạnh niềm vui được sum họp gia đình, anh "toát mồ hôi" vì lo mua quà cáp và mừng tuổi cho bậc cao niên và hàng chục đứa cháu họ. Là trưởng họ nên anh Hưng không tránh được trách nhiệm mua quà biếu người già và mừng tuổi trẻ con. Anh cho hay, không có quà thì áy náy, nhưng mua thì tốn kém quá. Năm trước, tiền quà biếu họ hàng hai họ và mừng tuổi trẻ con đã mất đứt trên một triệu đồng, gần bằng thu nhập 2 tháng lương. Dịp Tết này, anh đã dành dụm được 5 triệu đồng và tính sẽ sửa cái bếp cho vợ con ở quê, nên lo lắng vì thâm thủng "ngân quỹ" vì mừng tuổi.
Ngày cận Tết Giáp Thân, các chợ lao động tại phố Trần Nhật Duật, Giảng Võ, Kim Ngưu... dần vắng vẻ bởi người chờ việc tại đây về quê ăn Tết. Với nhiều lao động xa quê, đây là dịp nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình sau một năm bươn trải nơi thành phố. Tuy nhiên, vì thu nhập thấp nên họ đều phải vắt óc cân đối tài chính, lựa chọn mua quà gì, biếu từng người anh em họ hàng bao nhiêu. Chị Mai, quê Hưng Yên gánh hoa quả thuê tại chợ Long Biên, cho hay người già ở quê thường cho rằng làm việc ở thành phố thì thu nhập khá nên dễ trách cứ con cháu nếu đối xử không chu đáo. Dành dụm tiền công trong tháng Tết đã được trên 500 ngàn đồng, chị định dành một nửa số đó mua quà cho mấy đứa nhỏ và người già của hai bên nội ngoại. Song tính sơ sơ, biếu mẹ chồng tấm vải may áo, biếu bố chồng bình rượu thuốc, mua tặng anh chị em chồng chè thuốc, bánh kẹo... đã gần hết tiền.

Để mong kiếm thêm trong những ngày cuối năm, sát tới 26 tháng chạp, chị Mai vẫn chờ chực tìm việc cả đêm lẫn ngày tại chợ hoa quả Long Biên chứ không chỉ làm một buổi như các tháng trước. "Nhìn người thành phố sắm sửa cho con cái mà tủi thân lắm nên cố làm thêm việc để các cháu có thêm đồng quà tấm bánh", chị Mai nói.
Mỗi lao động tự do chuẩn bị quà Tết khác nhau, anh Cường, lao động chờ việc trên đường Giảng Võ, không lo chuyện tiền nong khi về thăm nhà, bởi anh đã xin được hơn hai chục bộ quần áo của trẻ con lẫn người lớn của người quen tại thành phố. "Quần áo cũ xong vẫn mặc tốt, đồ này có thể dùng thay quà cho bọn trẻ và đám phụ nữ trong nhà", anh Cường nói.
Bạn,
Báo này tiếp: Mối lo lắng khác với người ngoại tỉnh là chuyện tàu xe dịp giáp Tết. Chị Hà, quê Thái Bình, hành nghề bốc vác ở phường Phúc Tân, sợ nhất đi tàu xe dịp giáp Tết. Người đi ôtô đông nên rất dễ bị trộm cắp. Năm trước, trong lúc chen lấn, chị bị "móc" hơn 2 triệu đồng khiến cả nhà phải "nhịn" tết. Đó là chưa kể lên phải xe "dù" bị bán khách, phụ xe hét giá cao... Những ngày giáp Tết, mong mỏi của lao động ngoại tỉnh là sớm về sum họp với gia đình, niềm vui đoàn tụ át đi những lo toan, vất vả chuẩn bị Tết. "Nếu ở nhà có đủ việc, đủ sống thì không bao giờ em chịu xa bọn trẻ ở quê", chị Hà đã nói như thế với phóng viên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lo nhất trong cõi này là bệnh… vì sức khỏe là vàng. Hễ bệnh là phải tới bệnh viện, nhưng sơ suất là toi mạng… Đó là chưa kể chuyện tốn tiền.
Thoải mái cắt cáp viễn thông… chuyện rất lạ xảy ra tại Cần Thơ. VOV kể chuyện Cần Thơ: Làm rõ việc chủ đầu tư tự ý cắt cáp viễn thông ở khu dân cư… Việc cắt cáp do Chủ đầu tư Khu dân cư Hưng Phú thực hiện và các doanh nghiệp viễn thông không được thông báo trước,
Chỉ một ngụm bia cho vui, thế là lãnh búa… Trong tình hình say rượu lái xe gây ra nhiều tai nạn trên toàn quốc, an toàn giao thông đang được siết kỹ thêm.
Nhà nước VN sẽ làm mạng xã hội riêng cho VN để cạnh tranh với Facebook, YouTube… Có nổi không?
Báo Pháp Luật kể: Rạng sáng 15-7, tại rạch Nha Mân (đoạn thuộc ấp Tân Thuận, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ sạt lở khiến năm căn nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn, bảy căn nhà khác bị ảnh hưởng.
Câu chuyện cái lu chống ngập lụt do một Phó giáo sư Tiến sĩ đương nhiệm đại biểu Hội Đồng Nhân Dân TP. SG nêu lên làm người dân cười hoài không thôi.
Hàng giả là bình thường… hàng dỏm, hàng nhái cũng là bình thường. Nhưng tranh và sách là văn hóa, là tâm hồn, là cái đẹp của nghệ thuật… không lẽ cũng giả, cũng nhái. Vậy mà, chạy trời không khỏi giả với nhái.
Dân số ngày càng đông… Chen nhau mà đứng, ra phố chạy xe là tha hồ nghẽn đường…
Bản tin VOV kể chuyện TPSG: Phát hiện mì sợi vàng nghi nhiễm hàn the trong bữa ăn công nhân… Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý ATTP thành phố đã phát hiện thực phẩm mì sợi vàng phục vụ bữa ăn trưa cho công nhân dương tính với hàn the.
Tàu lửa đụng là chuyện hiếm trên thế giới, nhưng vẫn thường xảy ra tại Việt Nam…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.