Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

28/02/200400:00:00(Xem: 6522)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có một xóm quy tập những người dân nghèo nhất. Đó là Xóm Bãi Giữa, chỉ là một dải đất nhô lên của đoạn sông Hồng từ cầu Chương Dương tới cầu Long Biên. Gọi là "nhà", là "căn hộ" cho "oai" nhưng thực ra là những chiếc lều được dựng lên tạm bợ, là chỗ "chui ra chui vào" của những người dân sống cho qua ngày đoạn tháng.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại một số tỉnh ở phiá Bắc của Miền Trung, hoạt động vận tải đường sông gặp nhiều nguy hiểm do địa hình hiểm trở trên thủy lộ. Tại tỉnh Thanh Hóa, tỉnh cực Bắc của Miền Trung, có khoảng trên 350 tàu vận tải với khoảng 1 ngàn hoạt động trên tuyến đường thuỷ Thanh Hoá - Quảng Ninh.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại Sài Gòn, các ca sĩ thường không mặn mà hát hội chợ vì bản thân một số chương trình ca nhạc hàng đêm ở hội chợ thường thực hiện rất cẩu thả, làm cho có. Hệ thống âm thanh, ánh sáng là nỗi ám ảnh của nhiều ca sĩ, đặc biệt là với những ca sĩ chuyên... hát nhép vì rất dễ bị "bể". Một lý do khiến ca sĩ "né" hát hội chợ là bởi trong những đêm diễn hội chợ
Từ đầu năm 2004 đến nay, giá vàng trong nước biến động mạnh theo giá vàng thế giới. Tình trạng giá vàng tăng giảm đột ngột đã làm xáo trộn kế mưu sinh của những người lấy vàng làm quy chuẩn giao dịch, đồng thời cũng tạo ra những thương vụ lời đậm hay lỗ nặng của các công ty, cửa hàng kinh doanh vàng. Đã có những kẻ khóc, người cười vì giá vàng tăng giảm bất thường.
Ngày 2/6/2004, trên toàn VN, hơn 750 ngàn học sinh lớp 12 đã dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông Trung học (Tú tài). Trước ngày thi, rất nhiều học sinh đã đến các chùa khẩn cầu thi cử gặp mọi điều hanh thông. Tại Hà Nội, ngoài việc đi chùa, nhiều thí sinh đến Văn Miếu sờ bia Tiến sĩ để mong đậu Tú Tài. Báo Tiền Phong ghi nhận hiện trạng này như sau.
Giải Vô địch túc cầu châu Aâu (Euro) lần thứ 12 sẽ khai diễn tại Bồ Đào Nha vào ngày 12 tháng 6/2004 và kéo dài đến đầu tháng 7/2004. Tại Sài Gòn, từ cuối tháng 5 vưà qua, các quán cà phê đã "lập kế hoạch" đón khách trong suốt giải Euro. Ngoài việc ưu tiên hàng đầu là trang bị màn hình siêu phẳng, siêu lớn thì các quán cà phê t đầu dán thông báo tuyển nhân viên, mua thêm bàn ghế, ly tách và sửa chữa lại quán xá để chuẩn bị làm ăn mùa Euro.
Trong ngày 26-5 vừa qua, một phần diện tích ở bán đảo Thanh Đa,, phường 27, quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn đã bị nhấn chìm trong nước. Phần đất bị nhấn chìm rộng hơn 300 mét vuông này là khu vực đã được dùng bao cát gia cố chống sạt lở. Đây là lần sạt lở lớn thứ 3 tại khu đất này". Hiện nay, tại bán đảo Bình Quới-Thanh Đa có 126 gia đình cư ngụ ở 10 khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
Chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên. Một cô giáo dạy tại 1 trường tiểu học của 1 xã mà cư dân là người sắc tộc thiểu số, suốt 4 năm liền, ngày ngày cõng 1 cô học bị bại liệt đến trường trên lộ trình hiểm trở với 4 cây số đường. Điều đáng nói là hoàn cảnh sinh sống cô giáo này cũng không khá hơn gia đình học sinh.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, dọc theo sông Cái Lớn, sông Đốc... hay những kênh rạch chia cắt những khu đất thành ốc đảo, nơi đâu cũng thấy rác. Thậm chí có nơi chỉ là rừng cây ngập mặn nhưng cũng có rác. Người dân ở nơi này ngày ngày vẫn thả xuống những dòng nước hàng trăm thứ rác mỗi ngày. Nhà nhà thi nhau đổ rác xuống dòng nước.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 27 tháng 5 vưà qua, tại Sài Gòn đã diễn ra buổi tọa đàm về hiện trạng nhạc nhái. Có đến gần 40 nhà báo tham gia và khoảng 20 nhạc sĩ có mặt (đa số là nhạc sĩ không còn trẻ nữa), hoàn toàn không có đại diện Sở Văn hóa Thông tin CSVN Sài Gòn. Trong phần phát biểu ý kiến, một số nhạc sĩ đã báo động về thực trạng âm nhạc trong nước và phong trào nhạc nhái đang lan rộng. Báo TT ghi nhận như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.