Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

28/02/200400:00:00(Xem: 6318)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sinh bây giờ không hiền như xưa... Báo Người Lao Động kể về tình hình 10 nữ sinh vây đánh tập thể 2 học sinh khác. Bản tin ghi rằng một số người dân cho biết nhóm 10 nữ sinh (trong đó có nhiều em mặc đồng phục) lao vào đánh hội đồng 1 nữ sinh cùng 1 nam sinh khác mặc sự can ngăn của các bạn đi cùng.
Tháng tư đen... Tháng tư đen... Hôm nay là trong tuần lễ đầu tháng 4/2019, ngồi nhớ lại 44 năm trước, nhiều trận đánh vẫn dữ dội, gay go...
Mấy hôm trước là sinh nhật cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông sinh ngày 5 tháng 4/1923. Còn ba tuần nữa là tới ngày 30 tháng 4/2019, tròn 44 năm Miền Nam thất thủ. Kết thúc một cuộc chiến để khởi đầu một thời kỳ sắt thép, tàn bạo, đàn áp tất cả các nhân quyền và dân quyền.
Bụi, bụi, bụi... khắp nơi. Bụi nhiều tới mức máy hút bụi cũng chịu thua, tới mức quán xá đóng cửa vì bụi tràn ngập vào hơi thở... Báo Thanh Niên kể chuyện một khu vực Sài Gòn nơi bụi nhiều nhất thành phố: Dẹp quán, cửa đóng 24/24 vẫn không thấu.
Vậy là tương lai sẽ giảm bớt bia rượu nhờ tăng thuế rượu và bia? Hy vọng. Báo Tuổi Trẻ kể: Ngày 3-4, thông tin từ UBND TP.SG cho biết UBND TP đang chỉ đạo các cơ quan liên quan gấp rút chuẩn bị
Tiền trong một ngân hàng Nha Trang bốc hơi... trong khi quan chức cựu Viện phó Viện Giám Sát TP Đà Nẵng thú nhận đã ôm hun một bé gái trong thang máy vì tưởng là không có máy quay phim nào trong đó.
Cái chết nhiều khi tới bất ngờ… như trường hợp nghệ sĩ hài Anh Vũ. Báo Người Lao Động kể: Diễn viên điện ảnh Trí Quang vừa thông tin cho PV báo NLĐ biết nghệ sĩ hài Anh Vũ đã đột ngột mất tại Mỹ tối 1-4 theo giờ địa phương tại quận Cam, tiểu bang California.
Thẩm phán Mã Lai phán quyết: Cô Đoàn Thị Hương sẽ ra tù vào tháng 5/2019. Vậy là mừng... Bản tin RFI kể: Ngày 01/04/2019, Đoàn Thị Hương, bị cáo duy nhất còn lại trong phiên tòa xét xử vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, chỉ bị kết án 40 tháng tù về tội «cố ý gây thương tích» thay vì tội danh sát nhân như đề nghị ban đầu.
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.