Hôm nay,  

Chuyện Buôn Bán Cổ Vật

09/07/200100:00:00(Xem: 4927)

Bạn,
Chuyện buôn bán cổ vật ở VN được các báo quốc nội gọi là “chuyện thường ngày” không có đoạn hết. Giới kinh doanh cổ vật đã tìm mọi cách để thu mua cổ vật, kể cả việc thuê dân trộm lẻn vào các chùa, khu di tích, đền... chôm các tượng cổ quý. Để dễ dàng hoạt động, nhiều tay buôn cổ vật đã “mua đứt” cán bộ hải quan, công an, thanh tra văn hóa để tuồn hàng ra thị trường nước ngoài.
Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, mới đây, sau khi luật “Di sản Văn hóa” được thông qua tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội CSVN khóa 10, thì thị trường cổ vật ở thành phố Sài Gòn nóng dần lên. Giới buôn bán cổ vật đã hối thúc những người có cất giữ cổ vật phải lo bán gấp, nếu không thì sẽ bị đóng mộc “bảo vật quốc gia”. Ghi nhận về thị trường cổ vật ở Sài Gòn trong hai tuần qua, báo Người Lao Động đã viết như sau.
Chợ Lê Công Kiều nhìn về bề ngoài yên tĩnh như mọi ngày nhưng đằng sau đang sôi động công việc làm ăn mới: Thương lái cổ vật bắt đầu săn lùng hàng ráo riết trong dân. “Bán đi, nếu không sẽ bị đóng mộc “Bảo vật quốc gia”, đó là chiêu bài vừa dụ dỗ vừa hù dọa của các tay lái buôn khiến cho những gia đình lâu nay còn cất giữ cổ vật gia bảo phải xiêu lòng. Một lái buôn cổ vật đã thừa nhận rằng cách hù dọa này rất có hiệu quả, đánh đúng vào tâm lý người có cổ vật muốn bán. Trong số trên 10 món cổ vật quý mà người lái buôn này mua được có những cổ vật mà trước đây không tài nào thuyết phục được chủ nhân đem bán. Đối với các lái buôn, đây chính là cơ hội làm ăn tốt nhất, vì giá mua rẻ nhưng giá bán cao gấp nhiều lần. Không dừng lại ở Sài Gòn, các lái buôn còn tung quân tỏa về các tỉnh để tìm mua cổ vật gia bảo.

Ghi nhận chung, tình trạng mua bán xuất lậu cổ vật nhiều năm qua đã làm cho một số cổ vật quý hiếm thuộc loại gia bảo trong dân trở nên khan hiếm. Lần nay với chiêu thức mới, các tay lái buôn cổ vật càng làm cho cổ vật trong dân trở nên khan hiếm hơn. Đó là chưa nói đến việc trong số các cổ vật mà con buôn đã mua được để tìm cách xuất lậu ra nước ngoài có bao nhiêu cổ vật thuộc hàng “bảo vật quốc gia” cần được giữ gìn. Bộ VHTT vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001-2005, trong đó có quy định cấm xuất khẩu các loại đồ cổ gồm các loại tượng Phật và vật thờ cúng bằng mọi chất liệu xuất xứ từ những nơi thờ tự, hiện vật thuộc bảo tàng và các di tích văn hóa. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cổ vật có giá trị, nhất là cổ vật quý hiếm của con buôn lại không xuất qua cửa khẩu, mà xuất lậu.
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, giới sưu tầm cổ vật tư nhân ở Sài Gòn dù xót xa trước thực trạng nói trên nhưng không thể làm gì hơn vì họ không thể làm như con buôn được. Và khi những món cổ vật quý đã vào tay con buôn, giới sưu tập cổ vật muốn mua lại cũng không mua được. Một nhà sưu tập ở Sài Gòn cho biết càng kéo dài tình trạng như hiện nay thì nạn “chảy máu” cổ vật quý hiếm càng nghiêm trọng hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.