Hôm nay,  

Chuyện Làng Đá

13/12/200600:00:00(Xem: 3411)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Đông Nam phần, có một làng  nổi tiếng về nghề đẻo đá tạo thành các bia, tượng mỹ thuật. Đó là làng đá Bửu Long thuộc địa phận  thành phố Biên Hòa. Làng này đã được hình thành rất lâu rồi, lâu đến nỗi không còn ai nhớ đó là năm nào, dân làng chỉ nghe kể lại rằng lúc đó, từ Quảng Đông (Trung Quốc), những lưu dân theo đường biển đến Gia Định, men theo nhánh sông Đồng Nai rồi dừng chân ở Bửu Long. Làng đá Bửu Long có từ đó và tồn tại đến ngày nay, gắn chặt bao đời đá với người. Báo Người Lao Động ghi nhận toàn cảnh về làng đá này qua đoạn ký sự như sau.

Tại Bửu Long có hàng trăm gia đình làm đá. Vợ chồng ông Trương Ứng Tân và bà Huỳnh Thị Xỉn, gắn bó với nghề làm đá từ 40 năm nay. Bà Xỉn tâm sự: "Nghề làm đá nuôi sống chúng tôi. Tuổi thơ tôi là những tháng ngày trốn cạnh những tảng đá to, nhỏ của trò chơi cút bắt. Lớn lên, lấy chồng cũng dân làm đá. Rồi 8 đứa con lần lượt chào đời và lớn lên bằng số tiền ít ỏi mà hai vợ chồng hằng ngày phải gồng lưng đẽo đá". Theo lời bà Xỉn, trước kia, để có nguyên liệu, người làm đá phải lên tận núi, tìm những tảng phù hợp tự đục, đẽo mang về. Khó nhất vẫn là công đoạn làm bóng hay tạo hình. Người thợ chỉ dùng búa đập theo chiều của tảng đá... "Không biết bao lần, chúng tôi đã chảy máu, bầm tay vì đá", bà nhớ lại. 

Phóng viên cũng đã gặp chị Đào Thị Ánh Nguyệt, 46 tuổi. Chị xòe đôi bàn tay chai sần phân trần: "Tôi làm nghề này đã 30 năm. Đã nhiều lần tôi định bỏ nghề, nhưng bỏ thì biết làm gì" Mà bỏ cũng khó vì bao năm nay nó gắn với đời sống của mình". Chị cho hay có dạo chị đã thử bỏ nghề một tuần, kết quả nghề thì không thể bỏ mà ngược lại bị bệnh không đi nổi. Hiện trong gia đình chị, hai trong số ba người con cũng tiếp tục nối nghiệp mẹ theo học làm đá cho những cơ sở sản xuất trong làng.  Nói về nghề đá, anh thợ đá Lê Thọ Sơn, 29 tuổi, có dáng người nhỏ nhắn, từng tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật từ Thanh Hóa lặn lội vào Bửu Long để được học thêm nghề. Sau gần 10 năm gắn bó, Sơn đã cho ra đời hơn 1 ngàn tác phẩm. Anh Sơn cho biết đá ở đây hội tụ từ nhiều vùng, rất đa dạng. Nào là đá đỏ, đen của Bình Định, đá xanh của Phan Rang, đá tím của Khánh Hòa, đá xám ở Bà Rịa. Nhưng chất liệu đặc biệt nhất làm nên nét rất riêng của làng đá chính là đá xanh Bửu Long. Tuy không lấp lánh, không có hoa văn, nhưng đá Bửu Long có màu xanh nhạt rất đặc biệt, phù hợp với việc thiết kế, xây dựng hay thực hiện những tác phẩm điêu khắc. Những tảng đá xanh được lấy từ núi Châu Thới, qua bàn tay tài hoa của người thợ, đá được thổi hồn thành những tác phẩm có giá trị như tháp sen, tượng đúc và cả những chú rồng, lân hay sư tử dũng mãnh.

Bạn,

Cũng theo báo Người Lao Động, ở Bửu Long, dọc tỉnh lộ 24, nhà nhà đều có đá chất chồng như núi. Khoảng 50% dân ở đây sống bằng nghề làm đá. Làng cũng là nơi quy tụ nhiều người thợ có tay nghề từ các vùng khác đến. Những tấm bia đủ kích cỡ, những đài sen, tượng phật, nàng tiên cá có mặt khắp các cơ sở trong làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.