Hôm nay,  

Xóm Lồng Đèn

05/10/200600:00:00(Xem: 3022)

Bạn,

Một mùa trung thu lại đến, tại Sài Gòn và nhiều thành phố ở VN, những món đồ chơi, chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, mẫu mã hiện đại của Hoa Lục lại tràn xuống phố. Nhưng ở đây đó trong những xóm nghèo, vẫn có hình ảnh những người âm thầm giữ lại hồn cho ánh trăng rằm. Và khi phố xá bắt đầu đông vui trong với bánh, lồng đèn, thì những chiếc lồng đèn, đồ chơi Việt vẫn lặng lẽ mang hồn Việt xuống phố... Báo Tuổi Trẻ viết về 2 xóm sản xuất lồng đèn tại SG và Hà Nội qua đoạn ký sự như sau.

Tại phường 5, quận 11, TPSG,  hàng chục năm qua, có ở cư xá Phú Bình được nhiều người biết với cái tên "xóm lồng đèn", một thời là nơi chuyên làm lồng đèn trung thu truyền thống bằng giấy cung cấp cho khu vực Sài Gòn và cả miền Tây. Vậy mà trở lại xóm lồng đèn bây giờ buồn hiu, cả xóm chỉ còn trên dưới mười gia đình bám với nghề. Bác Nguyễn Văn Đoàn với hơn 20 năm trong nghề cho biết: "Cả hai năm nay không nhận được một đơn đặt hàng nào, chỉ làm bán lẻ cho các xóm lao động thôi, chỉ còn bọn trẻ dám bám với nghề". Đến cái xóm nhỏ này hỏi nhà hai chị em "siêu nhân dán đèn" không ai không biết bởi tốc độ dán đèn cực nhanh của họ. Cô bé Giang Ngọc Ánh mới 11 tuổi mà đã có tới bốn năm kinh nghiệm sản xuất đèn trung thu. "Năm nào cũng vậy, cứ đến trung thu là hai chị em làm lồng đèn bán, kiếm không nhiều, chỉ khoảng 500 ngàn đồng/tháng, vậy mà không bỏ nghề được chị ơi", Ngọc Ánh nói với phóng viên như thế. Ngọc Ánh luôn là trợ thủ đắc lực cho chị Giang Ngọc Yến, một trong những tay nghề hiếm hoi còn bám trụ với nghề của xóm. Hai chị em kiêm luôn việc bỏ mối nhưng nhiều lần phải đành lủi thủi quay về vì "người ta chỉ thích đèn chạy bằng pin thôi". Vậy là lồng đèn xóm nghèo chỉ bán được cho trẻ em nghèo.Trong xóm nghèo này có hơn 20 thanh thiếu niên vẫn bám nghề xem như kiếm chút tiền trang trải việc học hành.

Tại ngoại thành Hà Nội, những người cao niên nhất ở xóm Hồng, làng Khương Hạ đều nhớ từ hàng trăm năm qua xóm Hồng đã nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc với nghề làm đồ chơi tinh xảo cho trẻ con mỗi khi đến mùa trung thu. Nghệ nhân Nguyễn Văn Nhâm năm nay đã 80 tuổi kể: "Đồ chơi xóm Hồng làm bằng tôn thiếc nhưng rất độc đáo với những chiếc lồng đèn trái đào tiên, bướm lượn, thỏ ngọc đánh trống, tàu thủy đẹp như thật và di chuyển được một thời làm trẻ con mê đến độ quên ăn quên ngủ".

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, xóm đồ chơi ở làng Khương Hạ bây giờ chỉ còn là tên gọi trong dĩ vãng. Đồ chơi Trung Quốc tràn vào làm phá sản nghề làm đồ chơi của làng. Hầu hết nghệ nhân nơi này đều giải nghệ. Cả xóm bây giờ chỉ còn một chàng trai cương quyết bám lấy nghề, đó là anh Nguyễn Văn Mạnh Hùng, người con út của nghệ nhân Nguyễn Văn Nhâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.