Hôm nay,  

Trà Giang Sa Ngư

13/03/200600:00:00(Xem: 5743)
Bạn,

Theo báo SGGP, tại miền Trung, trong các món ăn đặc sản có món cá bống kho tiêu từ lâu trở thành món ăn truyền thống trên mâm cơm của nhiều gia đình, đặc biệt người dân quanh sông Trà Khúc Quảng Ngãi có món cá bống chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Hiện nay, nguồn cá trên sông này không còn nhiều, và món cá bống sông Trà đang dần mai một. Trong khi đó, cuộc mưu sinh của những người dân bắt cá bống trên sông Trà cũng vô cùng gian nan như ghi nhận của 1 phóng viên báo SGGP qua đoạn ký sự như sau..

Bây giờ không phải chính vụ mùa bắt cá bống, nhưng phóng viên vẫn theo chân những người đi bắt loại cá bống cát ở sông Trà Khúc, mới biết nghề bắt cá bống lắm công phu. Chờ lúc trời gần sáng, khi thủy triều xuống thấp nhất, phóng viên cùng anh Nguyễn Văn Thạnh, một người chuyên làm nghề bắt cá bống ở vùng Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi mang những ống tre làm dụng cụ bắt cá lên đường. Nước sông Trà Khúc mùa này khá lớn. Xung quanh phóng viên, những người chuyên làm nghề bắt cá bống cũng bắt đầu vác những ống tre ra sông. Trời chưa sáng rõ nên không nhìn thấy mặt người, chỉ nghe tiếng nói chuyện âm vang một khúc sông. Vác đống ống tre trên vai, anh Thạnh lội ra gần giữa sông, chọn chỗ lạch sông vừa tầm ống nhẹ nhàng cắm từng chiếc ống trống xuống mặt nước. Nguyên tắc cắm loại ống trống bắt cá bống là cắm từng chiếc ống theo từng hàng ngang nhau, thẳng góc với dòng nước, cách đáy sông khoảng 3 tấc, ống này cách ống kia chừng 2 mét rồi chờ đến sáng hôm sau thu hoạch cá.

Dụng cụ bắt cá bống là chiếc ống tre dài khoảng 1 mét, có chừa đốt ở giữa đoạn, trống hai đầu, dùng một cọc nhọn cắm xuống nước, cho cá chui vào ở. Sáng sớm hôm sau, phóng viên theo anh Thạnh đi trút ống, với chiếc giỏ tre (gọi là chiếc "vịt") đan bằng nan tre để đựng cá. Khi bắt cá, người bắt đưa hai tay nhè nhẹ bịt lấy hai đầu ống mang lên khỏi mặt nước rồi trút nhanh vào chiếc "vịt". Xong, lại cắm ống về vị trí cũ. Những cử động của người trút ống hết sức nhẹ nhàng, nhanh tay để tránh gây tiếng động dễ làm cho cá ở trong các ống khác chạy trốn. Sáng đó, 10 chiếc ống tre của anh Thạnh chỉ thu có được hơn ký cá.

Bạn,

Cũng theo SGGP, ở quanh sông Trà thuộc vùng Tịnh Long, trước đây, những người chuyên đặt ống cá bống khoảng vài chục, nay chỉ còn trên dưới mười người. Số người chuyên khai thác cá bống cát đã giảm rõ rệt do từ ngày có đập Thạch Nham, nước sông Trà mùa nắng rất cạn, nguồn nước lại bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy, cùng tình trạng khai thác quá mức đã làm cá bống sông Trà trở thành của hiếm. Anh Thạnh thở dài với phóng viên: "Cá sông Trà còn ít quá, rồi đặc sản Quảng Ngãi trên bao bì mỗi hũ cá bống chỉ còn là hình thức thôi...". Nghe anh Thạnh nói, phóng viên mới thấy thương con cá bống vùng sông nước Trà giang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.