Hôm nay,  

Khát Vọng Lên Bờ

28/03/200300:00:00(Xem: 4877)
Bạn,
Những người được nhắc đến trong lá thư này là cư dân ở hòn đảo Cát Bà, kiếm sống bằng nghề chèo đò chở khách, chở hàng. Mùa hè chở khách đi dạo, mùa đông vắng khách chở hàng ra các bè buôn bán sinh sống trên biển. Đó là những con người sống ở đênh trên sóng. Mong ước lớn nhất của họ là có được mái nhà trên bờ. Báo TT đã viết về những cảnh đơì này qua đọan ký sự như sau.
Trong lòng bến vịnh Cát Bà có hàng trăm chiếc đò con chở khách đậu san sát của hàng ngàn dân lao động tứ xứ sinh sống…, có biết bao nhiêu những cảnh đời mưu sinh trên sóng biển " Ở đó, có vụ Nguyễn Văn Quang hơn 70 tuổi vẫn kiếm sống bằng con đò nhỏ chở khách vì không muốn hệ lụy đến con cháu. Có cụ bà Phạm Thị Mùi nuôi một người chồng bị tàn tật bằng con đò nhỏ. Có hàng trăm gia đình từ bốn phương đổ về kiếm sống, đông nhất là Hậu Lộc, Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đi cả gia đình theo kiểu kinh tế mới. Vẫn có biết bao nhiêu những cô cậu đang tuổi đến trường phải từ bỏ học hành để theo bố mẹ lênh đênh trên sóng biển"
Gia đình chị Phạm Thị Chanh và anh Bách Văn Hội cùng ba đưá con trai từ Hoằng Hóa ra đây được ba năm. Hai đưá lớn bỏ học khi đang học dở lớp 5 và lớp 7, đi bán bưu ảnh cho khách Tây ở trên bờ. Đưá nhỏ nhất năm nay mới 8 tuổi tên là Bách Văn Hùng thì theo mẹ chèo đò chở khách. Không biết đọc, không biết viết, nhưng đôi bàn tay nhỏ của cậu bé đã làm được những việc mà những đưá trẻ cùng lứa chỉ nghe được trong chuyện cổ tích: một lần mẹ đi chợ, có khách gọi, cậu bé nhỏ như cái kẹo này đã chở 10 người khách từ bờ ra ngoài vịnh để ăn uống. Thấy phóng viên có vẻ không tin tưởng lắm, chị Chanh giao tay chèo cho cậu bé. Đứng trên mui thuyền, hai tay dang rộng, Hùng sải đôi tay vững chãi chèo lái con đò đi quanh vịnh trong ánh mắt ngỡ ngàng của phóng viên. Nhưng trường hợp của Hùng chưa phải là kỷ lục. Phóng viên được biết có một cậu bé khác 4 tuổi cũng đã chèo được đò để chở khách.

Kiếm ống bằng đò, ăn trên đò, ngủ trên đò, sinh hoạt cũng chỉ mấy mét vuông đò, và thậm chí qua lời chị Chanh, phóng viên biết được trường hợp một phụ nữ trở dạ không kịp đi trạm xá kịp nên đẻ ngay trên đò. Đôi bạn trẻ tên Dương và Thúy làm nghề chèo đò, gặp nhau, yêu nhau nhờ đò và cưới nhau trên một bè nổi của một nhà hàng kinh doanh ăn uống. Gia tài của họ là hai chiếc đò nhỏ. Ngày này, đò vợ, đò chồng tỏa đi hai phiá kiếm sống, tối về hai vợ chồng nhập một đò, đò còn lại cột ngay bên cạnh.Những người trên đò, trên sóng này đã nói không với nhiều thứ: không tivi, không radio, không tất tần tật với các phương tiện nghe nhìn, giải trí. Không học hành với những trẻ sống trên sóng.
Bạn,
Phóng viên báo TT hỏi chị Chanh về cuộc sống sắp tới của gia đình chị, về sự học hành của cậu bé Hùng, nhưng người phụ nữ già hơn rất nhiều so với tuổi 38 này ngập ngừng không nói. Rồi cuối cùng chị cũng bày tỏ: "Đến đâu thì hay đến đó. Không ai muốn cuộc sống lênh đênh trên sóng cả, nhưng lên bờ thì biết làm gì "" Khát vọng lên bờ, bờ gần thế mà những con người ở trên sóng này ai cũng nghe sao mà xa vời vợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.