Hôm nay,  

Chơm Nhãn Hiệu Tây

04/10/199900:00:00(Xem: 6848)
Bạn,
Hạ tuần tháng 9/1999 vừa qua, giới kinh doanh khách sạn ở Sài Gòn đã đặc biệt một vụ án về sở hữu nhãn hiệu, nguyên đơn là Công ty liên doanh khách sạn Đại Nam, trụ sở đặt tại 79 Trần Hưng Đạo, Q.1, bị đơn là Cục Sở hữu công nghiệp thuộc bộ Khoa học-Công nghệ-Môi trường CSVN. Trong đơn kiện, công ty Đại Nam đã khiếu là cơ quan nói trên đã không cấp văn bằng “bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa” cho họ, khiến cho công ty này bị một công ty Pháp nhại nhãn hiệu của mình. Tại phiên tòa, cục Sở hữu Công nghiệp CSVN đã chứng minh là phía công ty Đại Nam mới là thủ phạm, còn công ty của Pháp là “danh chánh ngôn thuận”, đó cũng là lý do mà còn cơ quan này đã từ chối cấp văn bằng bảo hộ sở hữu nhãn hiệu cho Đại Nam. Diễn tiến vụ án này được báo Sào Gòn ghi nhận như sau:
Ngày 5/5/1997, Công ty liên doanh khách sạn Đại Nam- liên doanh giữa Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu quận I và Công ty Furlong Investmen Corp (Hồng Kông)- nộp đơn tới Cục Sỡ Hữu Công nghiệp (SHCN) xin được đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu Mercury Hotel. Sau một thời gian xem xét, Cục SHCN thấy nhãn hiệu Mercury mà có nhiều nét trùng với nhãn hiệu Mercure Hotel của Công ty Accor (Pháp) đã đăng ký trước đây (ngày 13/7/1995) nên đã từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu Mercury, đồng thời 3 lần gửi khuyến cáo yêu cầu Công ty Đại Nam không được sử dụng biểu tượng Mercury bởi như vậy là xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và đang được bảo hộ của Công ty Accor.

Ngày 31/3/1999, Cục SHCN đã có công văn thông báo cho Công ty Invenco (là đại diện ủy quyền của Công ty Đại Nam) về việc nhãn hiệu được đăng ký nhưng không được bảo hộ vì nó giống với nhãn hiệu Mercure của Công ty Accor đã đăng ký. Tưởng như mọi việc sẽ chấm dứt. Nhưng ngày 8/6/99, Công ty Đại Nam đã có công văn khiếu nại, phản đối công văn 638 của Cục SHCN, đồng thời gửi đơn tới Tòa án TP.HCM kiện Cục SHCN với lí do: không cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho họ. Đến đây, sự thật mới có dịp phơi bày: Mặc dầu Mercury của Công ty Đại Nam được đăng ký theo tiếng Anh và và Mercure của Công ty Accor được đăng ký bằng tiếng Pháp, nhưng nghĩa của hai từ này đều là “Sao Thủy”, cả 2 nhãn hiệu đều có 7 ký tự và trong đó có đến 6 ký tự trùng hợp nhau, chỉ 2 ký tự cuối là khác biệt, cách trình bày chữ cũng giống nhau... Nhưng, những nhận định trên không được Công ty Đại Nam chấp nhận, bởi công ty cho rằng, không có chuyện “nhái” do không hề biết nhãn hiệu của Công ty Accor như thế nào. Lần giở lại tập hồ sơ vụ án, chúng tôi được biết một chi tiết khá thú vị: Trước đây, vào năm 1994, Công ty Accor từng kí hợp đồng với Công ty Đại Nam, cho phép Công ty Đại Nam được sử dụng nhãn hiệu Mercure. Nhưng từ tháng 7/1997, hợp đồng sử dụng nhãn hiệu này đã hết hiệu lực và khi thanh lí hợp đồng, 2 bên đã cam kết: Công ty Đại Nam không sử dụng nhãn Mercure của Công ty Accor nữa và cũng không được sử dụng bất cứ một nhãn hiệu nào tương tự với nhãn hiệu Mercure. Như vậy, có thể khẳng định rằng, Công ty Đại Nam hoàn toàn biết xuất xứ cái nhãn hiệu Mercury!
Bạn,
Không chịu thua, Công ty Đại Nam nộp đơn khiếu nại để xin tòa án làm rõ trắng đen, nhưng tòa án CSVN Sài Gòn đã bác khiếu nại của nguyên đơn và xử cho cục Sỡ hữu Công nghiệp (SHCN) CSVN thắng, lý do ghi trong bản kết luận của phiên tòa như sau: việc Cục SHCN không cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Mercury cho Công ty Đại Nam là đúng và buộc Công ty Đại Nam phải chấp hành quyết định của Cục SHCN là không được sử dụng nhãn hiệu Mercury của công ty Pháp!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.