Hôm nay,  

Chuyện Về Một Làng Gốm

10/06/199900:00:00(Xem: 7578)
Bạn,
Trong chuyến đi thăm Hội An (tỉnh Quảng Nam) mới đây, một nhóm du khách Nhật tình cờ nhận ra rằng nhiều sản phẩm làm bằng gốm ở địa phương này đã được bày bán trên thị trường Nhật cách đây hơn 40 năm. Sau đó, theo hướng dẫn viên du lịch, họ đã đến thăm làng gốm Thanh Hà, cách phố cổ Hội An khoảng 3km, (nay là thôn 6- xã Cẩm Hà). Đây là một làng nghề nổi tiếng từ hàng trăm năm nay. Theo các bậc bô lão trong làng, nghề gốm đỏ Thanh Hà có từ thế kỷ 15-16, các sản phẩm của làng như: hũ nước, hũ đựng gạo, muối, mắm, các loại nồi, niêu, siêu, chậu, lu... bằng đất sét nung đỏ đã đi xa khắp nơi.
Theo đường sông, đường biển, sản phảm gốm Thanh Hà đã ra các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân: Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, đã lên tận các huyện miền núi Quảng Nam. Và đã có một thời, nghề gốm Thanh Hà rất hưng thịnh, nhiều gia đình làm gốm trở nên khá giả, có tiền mua vàng để dành, dựng nhà bằng gỗ lim... Nhưng ngày đó đã qua rồi, hiện nay, cùng chung số phận như bao làng nghề cổ truyền khác, làng gốm Thanh Hà đang lâm vào tình trạng bế tắc, do một nguyên nhân chính: sản phẩm không tìm được thị trường tiêu thụ, nhiều gia đình phải đổi nghề, hoặc tìm về các thị trấn, thị xã kiếm việc làm để mưu sinh. Hiện trạng của làng nghề này được báo trong nước ghi nhận như sau:

Từ một làng chuyên làm gốm có tới hàng trăm thợ giỏi, các lò đốt liên tục suốt ngày đêm, có gia đình phải làm tới 10 bàn xoay mới có đủ hàng để bán. Đến nay, cả làng đã chuyển sang làm gạch ngói, chỉ còn 8 hộ giữ nghề với 3 lò nhỏ và và vài chiếc bàn xoay để tạm sống qua ngày. Các sản phẩm như: lồng binh (dùng để tiền lẻ tiết kiệm), chậu phong lan, niêu đất, siêu sắc thuốc... giá chỉ từ vài trăm đồng đến hơn một ngàn đồng 1 chiếc. Lồng binh là mặt hàng chủ yếu cũng chỉ có giá 150đ - 200 đ/chiếc. Với giá khiêm tốn như thế, nên thu nhập của người lao động rất thấp: 10.000đ - 15.000 đ/ngày, cao nhất cũng chỉ 450.000đ/tháng. Những gia đình ít lao động rất khó khăn. Chính vì vậy thợ gốm bỏ nghề, người mới ít ai muốn học nghề này, ngay cả con cháu những gia đình đã mấy đời làm gốm. Nếu trước đây, cả làng có hàng chục nghệ nhân, thì nay chỉ lác đác vài người mà tuổi tác đã "xế chiều", như nghệ nhân Lê Thị Chung, Lê Thị Chiến đã gần 70, lớp kế thừa hầu như không có.
Nghề gốm Thanh Hà đang dần mai một, thị xã Hội An rất quan tâm vấn đề này bởi vì không chỉ là một làng nghề mà nó có thể là một làng du lịch. Một số tổ chức đã đầu tư vào nghề gốm nhưng cũng chưa mang lại triển vọng gì sáng sủa hơn. Tất cả trông đợi vào việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Bạn,
Cũng theo báo trong nước, một gia đình ở làng gốm Thanh Hà đã vay vốn xây dựng một lò nung nhỏ để làm hàng xuất cảng nhưng sau container hàng mẫu đầu tiên, tới nay vẫn chưa có hồi âm. Tám gia đình còn theo nghề đang cố gắng sản xuất với số lượng ít ỏi để có chút ít thu nhập sống qua ngày, và cũng cố giữ lấy nghề cổ truyền đã một thời vang bóng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.