Hôm nay,  

Người Lái Ngựa Cuối Cùng

04/03/200200:00:00(Xem: 4266)
Bạn,
Trong 1 lá thư trước, chúng tôi có kể cho bạn nghe về chuyện dân một xã miền núi Phú Yên đã tận dụng sức ngựa trong kế mưu sinh. Để có ngựa tốt, phải nhờ đến giới lái ngựa, đó là người lãng du đi khắp các vùng để săn tìm cho khách như câu chuyện sau đây kể về người lái ngựa cuối cùng ở Đà Lạt theo ghi chép của phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Anh Huỳnh Văn Thành, người lái ngựa cuối cùng ở Đà Lạt. Anh Thành bảo rằng từ thuở ấu thơ chăn ngựa, cưỡi ngựa, phi ngựa, kể cả bị ngựa đá, riết rồi giờ đây đâm ghiền ngựa đến mức không thể xa ngựa, không thể chọn nghề gì khác ngoài nghề buôn ngựa. Dấu chân lội bộ rày đây mai đó của Thành in dấu khắp vùng Phú Yên, Phan Rang, Phan Thiết rồi Campuchia. Anh bảo nếu không là một người lãng du thì chẳng có thể làm nghề lái ngựa giữa thời nay. Chưa hết, không chỉ sức lực, mồ hôi mà máu anh cũng đã đổ cho những cuộc viễn du tìm ngựa. Đó là những lần đưa ngựa qua biên giới bị bọn cướp rừng, dân giang hồ, dân buôn lậu tấn công, cướp ngựa. Ngựa tốt là mồi ngon với kẻ buôn lậu vì ngựa là phương tiện chạy trốn hải quan ở vùng cửa khẩu. Tìm được ngựa ưng ý chồng tiền mua ngay thì phải đơn độc đường dài cưỡi qua biên giới; còn thuê người ta cưỡi sang thì họ cưỡi đi luôn, và nếu họ đưa được ngựa sang biên giới mới chồng tiền thì không khéo mua hụt ngựa, chủ ngại đường xa không buôn bán, cho ngựa quay trở lại. Anh Thành ví nghề buôn ngựa của mình dù ở thời nay nhưng sao vẫn giống lắm những thương lái người Trung Hoa, Ba Tư xa xưa qua lại núi rừng, sa mạc miền Trung Á theo những con đường tơ lụa.

Anh bảo với phóng viên TT rằng hãy thử tưởng tượng mà xem, để mua được một con ngựa người chủ chỉ lên rừng tìm vì ngựa ăn trên đó. Vì thế nhiều khi cả tuần người buôn ngựa như Thành lại phải lên rừng mai phục, tìm đón ngựa về mới được mua. Thành đau khổ kể: Có người chỉ vô bầy ngựa rằng bán con ngựa kia, mình chồng tiền và bảo ít bữa nữa dắt. Đến khi trở lại dắt ngựa thì người ta đã bán con ngựa ấy cho người khác, hoặc đánh nó chạy vào rừng, mà đã vào rừng thì đâu dễ tìm; rồi chủ ngựa bảo tại mua ngựa mà không dắt ngay. Anh nói đó là kiểu gian lận của nghề buôn bán ngựa. Chưa hết, ngựa dẫn về đến cao nguyên Lang Bian, gặp trời không thuận, môi trường sống đổi thay, ngựa sinh bệnh. Vậy là lái ngựa trắng tay vì ngựa chết. Đó là những lúc lái ngựa ngồi ôm ngựa khóc, khóc vì thương người bạn bao ngày đồng hành, phần vì xót của. Những lúc ngựa bệnh, lái ngựa Thành cũng bễnh theo ngựa, dẫu muốn hay không cũng biến mình thành bác sĩ ngựa, chứ biết tìm đâu ra bác sĩ thú y biết chữa bệnh cho ngựa. Rồi những nghiệt ngã từ những người mua ngựa buộc lái ngựa phi biểu diễn, thế là thành một nài ngựa thiện chiến; người mua ngựa kéo gỗ, kéo hàng, buộc lái ngựa ngồi đánh xe. Người lái ngựa cuối cùng của xứ cao nguyên này còn buồn than là nhiều khi đưa ngựa về đến Đà Lạt ngựa sống thích nghi, khỏe mạnh, nhưng nhỡ ăn phải những đám cỏ ai đó xấu dạ xịt thuốc sâu vào, hay vì ganh ghét ngựa đẹp, ngựa hay mà chặt chân thì nhà buôn ngựa lại khóc vì ngựa.

Bạn,
Không biết ngày xưa buôn ngựa lời lãi ra sao, nhưng hôm nay khi phóng viên TT nhìn vào căn nhà trống không hơn 1 cái lều của anh Thành, nằm trên ngọn đồi cạnh thác Cam Ly, thì thấy buồn cho anh. Dù thế anh Thành lúc nào cũng vui vẻ nói anh hiện là người có nhiều ngựa nhất Đà Lạt với trên 20 con trong chuồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.