Hôm nay,  

Lên Núi Tìm Nước Cho Làng

4/16/200200:00:00(View: 4525)
Bạn,
Chuyện xảy ra tại một bản làng của người sắc tộc Raglay giữa chân một ngọn núi, lọt giữa rừng khộp phía tây tỉnh Ninh Thuận. Cây ở đây lèo tèo, xác xơ như sa mạc. Quanh năm cả làng thiếu nước. Bao đời người Raglay ở làng mỗi ngày đều phải ngược ra dòng sông Cái xa xa cọng nước về. Thế nhưng, có một ngày nước ở đâu chảy về tận làng, và phép lạ này là kết quả của một công trình sáng tạo của một nông dân, người đã lên núi tìm cách đưa nguồn nước về làng. Báo Tuổi Trẻ đã ghi lại câu chuyện này qua đoạn ký sự như sau.

Đó là một ngày lịch của làng Rô Ó, một làng thường chỉ thấy mưa trên núi Ka Răng, họa hoằn có mưa quanh rừng thì ông Trời cũng né cái làng này ra như tâm sự của những người dân nơi vùng rừng Chà Panh, xã Phú Hòa, huyện Bác Ái này. Và Chamaléa Thuận xuất hiện: Tôi dẫn về từ trên núi Ka Răng đó. Dân làng thán phục người đàn ông Raglay thật thà, chất phác 48 tuổi này. Anh cứ đê mê nhìn dòng nước mát trong lành từ thượng nguồn uốn lượn quanh làng; lũ trẻ vui thấy rõ: kéo nhau ra nô đùa, tưng nước và tắm. Và từ cuối năm 1998 đo, dân Rô Ó vốn không chịu nổi nắng, hạn, đã lưu lạc đi làm thuê, rồi cả những người làm ăn ở vùng bên kia sông Cái (để gần nguồn nước) cũng đã quay trở về làng. Có nước dẫn về từ thượng nguồn, cả làng lại bắt tay vào khai hoang vùng đất rộng hơn 20 ha ngoài đồng để cùng chia đều cho nhau cùng trồng lúa nước, tức là đoạn tuyệt luôn với nghề trồng lúa rẫy. Cùng với những vườn điều trên núi, diện tích lúa nước đã giúp dân làng sống ổn định, không lệ rừng với nghề săn bắn, đào củ mài, củ nưng, hái rau rừng.

Chamaléa Thuận từ tốn kể về công việc huyền thoại của mình: "Mình bắt đầu quyết định đi tìm nước cũng từ nỗi khát nước xưa nay của làng. Một trưa mùa khô rất dữ của năm 1998, chợt nghĩ đến những con suối trên núi mà mình thèm. Sáng hôm sau, lặng lẽ một mình mang gạo, mang muối lên núi khảo sát tất cả khe, suối. Hình như mình đi suốt như thế cũng mất mấy con trăng (mấy tháng). Cứ bảo với vợ là đi chăm sóc rẫy điều trên núi nhưng thật ra là đi tìm nguồn nước. Làm thế nào để gom nước từ các con suối lại để nó chảy theo ý mình về làng. Thế là thời gian dài sau đó một mình mình lủi thủi mỗi ngày đi chọn những đoạn suối, khe có địa thế dễ uốn. Và cứ thế đắp đá, dựng kè mãi để ngăn suối này với suối kia, nối khe nước này với khe nước kia. Để giữ những kè đá khỏi bị nước đẩy đổ, mình trồng những loài cây bám dính mạnh phía sau, trồng thật nhiều cho nó chắc. Ban đầu trồng khó khăn, nhưng bây giờ bờ kè đá nào cũng đã kiên cố, khó cuốn trôi lắm. Và cứ vừa đào khe hướng về phía làng, vừa uốn mãi, uốn mãi cho đến khi nước đổ dồn về mỗi suối U Vó để chảy xuống chân núi. Đã thế khi nước về gần tới làng, mọi người vẫn không tin, rủ ai cũng không đi giúp, thế là mình phải một mình đào dẫn cho đến khi thấy nước chảy sát làng, để dân làng tin. Và kể từ khi đưa nước về gần tới làng, lập tức mọi người hăng hái lùa ra đắp bờ, be đập, tất cả đều quên ăn, quên ngủ, làm cả đêm ngày vì nước."

Bạn,
Thành tích dẫn nước từ trên núi cao về tận làng của Chamaléa Thuận đã đưa người nông dân Raglay này trở thành nổi tiếng, vượt ra khỏi làng. Để rồi hai năm sau đó, ngành thủy lợi tỉnh Bình Thuận đã tận dụng hệ thống thủy lợi dân dã của nông dân này để khai triển chương trình nước sạch cho cả vùng rừng Chà Panh, dẫn nước tiếp tế về các làng phía dưới chân vùng rừng này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hóa ra, tài xế xe hàng đường xa ưa xài ma túy là chyện có thiệt. Bản tin VOV kể: Sau 1 tháng đồng loạt kiểm tra, lực lượng nghiệp vụ Công an TPSG và các quận huyện phát hiện 31 tài xế xe container và xe khách dùng ma tuý. Qua đó đã lập biên bản và bàn giao những tài xế này cho công an địa phương quản lý và đưa đi cai nghiện bắt buộc. Cậu Kim tới rồi, theo báo Tiền Phong: Xe bọc thép hộ tống Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un về Hà Nội.
Quan họ tưng bừng lễ hội... Cũng là một độc chiêu của ngành du lịch Việt Nam. Báo Tin Tức kể: Tối 23/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình Về miền Quan họ và kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với chủ đề “Rạng rỡ miền Quan họ”.
Vậy rồi Tết cũng qua... Sau vui chơi mệt nhọc, là kinh doanh mệt nhọc... Báo Doanh Nghiệp VN kể: Tết Kỷ Hợi, người Việt chi 360 tỷ đồng ăn bánh kẹo ASEAN... Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, bánh kẹo, ngũ cốc từ ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đổ về Việt Nam nhiều nhất trong tháng 1/2019 - tháng cao điểm mua sắm bánh kẹo cho dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Ngoài phố dĩ nhiên là đầy nỗi lo, đủ thứ chuyện bắt cóc, đụng xe, bạo hành... nhưng trong trường học cũng nguy ngập đủ thứ.
Chuyện rất buồn ở cõi này, khi con gái xin chết sớm, vì gia đình khổ quá... Báo Gia Đình Mới kể chuyện tại Hà Nội: Cô gái xin bố được chết vì không có tiền chữa bệnh... Mang một 'án tử' trên đầu do bệnh trọng, cô gái trẻ Nguyễn Trà My (sinh năm 2002, ở tại Kim Ngưu, Hà Nội) trách móc bố sao không để con chết cho thanh thản.
Hà Nội tưng bừng chờ đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un... Thế là, có anh thợ hớt tóc muốn kiểu tóc hai lãnh tụ đi đầy đường phố...
Vậy là bóng đá Việt Nam cũng kiếm được một vị trí đáng kiêng nể, tuy là chưa lên chức vô địch thiên hạ...
Bản tin TTXVN kể về lễ tưởng niệm một nhà thơ lớn: Ngày 19/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại Từ đường Nguyễn Khuyến, thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm 110 năm ngày mất nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo bị dọn đi... Để dân chúng khỏi tới biểu tình, thắp hương, phản đối Trung Quốc trước tượng đài?
Có thiệt là Thần Tài giúp người cúng kiếng hay không? Hay chỉ là tấm lòng với cõi vô hình thôi, chứ thực tế không có vị nào giúp mình cõi này kiếm tiền?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.