Hôm nay,  

Đời Du Mục Nơi "chảo Lửa"

4/5/200200:00:00(View: 5140)
Bạn,
Trong chuyện Việt Nam trên số Thứ Tư tuần này, bạn đã nghe kể về lãnh địa của cừu ở tỉnh Ninh Thuận. Có lẽ bạn không ngờ rằng giữa cái nắng hạn như thiêu đốt mọi cỏ cây ở một tỉnh vốn khô hạn khắc nghiệt, được ví như sa mạc, chảo lửa của VN, lại có cả một vùng du mục ở huyện Ninh Hải, nơi có nghề chăn nuôi cừu quy mô nhất tại VN. Cừu đã có mặt tại tỉnh này từ đầu thế kỷ 20 nhưng mãi gần 100 năm sau, nghề chăn nuôi tại đây mới thực sự phát triển, giúp cho nhiều nông dân trở thành chủ trang trại. Thế nhưng, có một nghịch lý đang tồn tại giữa những vùng thảo nguyên hoang sơ dung dưỡng bầy cừu đến hàng chục ngàn con, đó là những người chăn cừu thuê ngày ngày phải vất vả chăn từng đàn cừu hàng trăm con, và chỉ được trả một khoản tiền công ít ỏi so với công sức họ bỏ ra. Vào những ngày nắng hạn, những người chăn cừu lại càng khốn khổ hơn như ghi nhận của một phóng viên báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự như sau.

Nắng hạn đã khiến họ trở thành những người du mục rày đây mai đó. Anh Nguyễn Thanh Bình, một người chăn cừu ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải nói: Chỗ nào có cỏ là ta cứ đi. Có những ngày lùa cừu đi ăn, vì đồng khô cỏ cháy, không gặp lá cây nên dê, cừu cứ chạy mãi...Nhiều lúc nhìn những con dê vì không tìm đâu ra lá cây, cỏ xanh (chứ đừng nói đến cỏ non) bèn đè cây xương rồng ra mà cắn, ăn thấy mà thương quá. Từ Quang Thành, một tay chăn cừu ở vùng Tân Mỹ, Ninh Sơn, bảo rằng người có thể đói chứ cừu không được phép vì người khó chết hơn cừu.

Mùa khan cỏ, người chăn cừu thuê càng khổ hơn. Thường họ chăn một đàn có đến hàng trăm con. Mà đã nhận chăn thuê, chẳng lẽ gặp lúc cỏ, cây không có lại bỏ" Từ Quang Luông, một thiếu niên chăn cừu thuê ở Quảng Xương, Ninh Sơn, nói rằng trời thiêu hết cỏ càng phải chăn kỹ hơn, bởi nếu chúng đổ bệnh chết, không ai trả công cho mình. Hàng ngày Luông đưa đàn cừu đi mãi theo bờ sông Chá để có cái cừu ăn. Luông kể một con cừu trúng gió chết giữa rừng, bằng mọi giá em phải cõng xác chúng về tới trại. Không có xác cừu xem như Luông đã đem xẻ thịt hay bán đi. Mất một con cừu, Luông phải đền 2.5 triệu đồng và đó cũng chính là tiền công chăn cừu của em trong suốt một năm trời. Mà cừu thì dễ lạc lắm: chỉ một tiếng chim rừng lạ kêu, một tiếng lạ hú chúng cũng đã bỏ chạy tán loạn; rồi đói khát quá chúng cũng sinh cảnh tan đàn. Chăn cừu ở vùng gần rẫy, gần vườn của người ta, nhỡ chúng ào vào phá thì lại phải đền méo mặt, mà chăn ở rừng sâu thì vất vả cả cừu lẫn người; ấy là chưa kể vì háu ăn chúng dễ dàng xơi phải lá độc chết như chơi.

Bạn,
Theo báo TT, có những gia đình cả nhà sống đời du mục. Phóng viên kể về gia đình anh Đậu Thanh Năm ở Tháp Chàm, chăn thuê một đàn cừu 103 con, phải kéo cả gia đình lên hạ trại ở rừng khộp Tân Mỹ. Hàng ngày chỉ trừ người vợ ở lều lo cơm nước, còn anh và bảy đứa con, trong đó có đứa mới vừa 7 tuổi, cùng một đàn cừu lang thang trong nắng cháy, dấu chân in khắp vùng sông Lớn, rừng Bà Dĩ. Nhìn hình ảnh cả một gia đình dắt dìu nhau du mục, và thân hình rã rời với những cái đầu cháy vàng vì nắng hạn của các đứa con của anh Thanh, thì mới hiểu được nghề du mục ở xứ nắng cháy này nghiệt ngã đến chừng nào. Có những cuộc đời du mục trầm buồn và khốn khổ như thế giữa một vùng nắng cháy tàn mạt ở phía Nam Trung phần kia mới có những dĩa thịt cừu non, những cái lẩu dê nóng giữa các thành phố VN.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn họp tại VN... Nhà nước Việt Nam rất mực hài lòng...
Hôm nay vẫn còn xuân... vì dân Sài Gòn vẫn tưng bừng xuân, trẻ em còn nghỉ học, công chức chưa về lại sở làm, hoa xuân vẫn thắm, những tà áo dài vẫn thướt tha ở nhiều kiểng chùa và công viên...
Không vui, không ăn tiền… Đó là câu nói thường nghe quanh các buổi múa lân.
Hôm nay là cận Tết... Người người chờ năm mới. Truyền thông ông bà là tránh nói chuyện buồn ngày xuân, và nên nói chuyện lành chờ Tết.
Nhìn đâu cũng thấy hình ảnh ngày xuân... Báo Tin Tức kể chuyện bến đò hoa Tết: Xuôi theo dòng kênh Tàu Hũ (quận 8), TP SG, những chiếc ghe, xuồng chở đầy các loại hoa đặc trưng ngày Tết theo các chủ vườn miền Tây: Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long… đã đến bến Bình Đông từ rất sớm. Nhìn cảnh tấp nập cảnh xuồng ghe chở đầy hoa kiểng ở các tỉnh miền Tây đổ về thành phố bày bán, ai ai qua đây cũng nôn nao một cái Tết xum vầy...
Tết kiểu Singapore... Việt Nam trong tương lai sẽ ăn Tết kiểu Singapore? Có vẻ như viễn ảnh này sắp tới.
Gần Tết, đủ thứ chuyện nhức đầu... kẹt xe, về quê, tăng giá... Báo Tiền Phong kể: Theo khảo sát của phóng viên, nhiều cửa hàng bia trên phố Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Hoa Thám... đã tăng giá bia từ 10 đến 20% so với ngày thường.
Nhậu tưng bừng... bia rượu. Cả ma túy... Vẫn lái xe như thường. Báo Giao Thông kể: Phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy... Sau 1 tháng ra quân, lực lượng CSGT phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy nhưng vẫn điều khiển phương tiện.
Vậy là Tết, tưng bừng Tết, rủ nhau về quê ăn Tết… Bản tin TTXVN kể chuyện bến xe Miền Đông Sài Gòn: Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc, tấp nập ra bến xe về quê ăn Tết Thứ Ba, 29/01/2019 07:54 Bến xe Miền Đông những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đông nghịt người dân với lỉnh kỉnh đồ đạc về quê đón Tết.
Trật bánh xe lửa... Sao cái chuyện này cứ xảy ra hoài... Bản tin Infonet kể chuyện gọi là “Sự cố tàu trật bánh: Đường đã thông, khách vẫn vật vờ chờ đợi ở ga Sài Gòn”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.