Hôm nay,  

Đời Du Mục Nơi "chảo Lửa"

4/5/200200:00:00(View: 5099)
Bạn,
Trong chuyện Việt Nam trên số Thứ Tư tuần này, bạn đã nghe kể về lãnh địa của cừu ở tỉnh Ninh Thuận. Có lẽ bạn không ngờ rằng giữa cái nắng hạn như thiêu đốt mọi cỏ cây ở một tỉnh vốn khô hạn khắc nghiệt, được ví như sa mạc, chảo lửa của VN, lại có cả một vùng du mục ở huyện Ninh Hải, nơi có nghề chăn nuôi cừu quy mô nhất tại VN. Cừu đã có mặt tại tỉnh này từ đầu thế kỷ 20 nhưng mãi gần 100 năm sau, nghề chăn nuôi tại đây mới thực sự phát triển, giúp cho nhiều nông dân trở thành chủ trang trại. Thế nhưng, có một nghịch lý đang tồn tại giữa những vùng thảo nguyên hoang sơ dung dưỡng bầy cừu đến hàng chục ngàn con, đó là những người chăn cừu thuê ngày ngày phải vất vả chăn từng đàn cừu hàng trăm con, và chỉ được trả một khoản tiền công ít ỏi so với công sức họ bỏ ra. Vào những ngày nắng hạn, những người chăn cừu lại càng khốn khổ hơn như ghi nhận của một phóng viên báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự như sau.

Nắng hạn đã khiến họ trở thành những người du mục rày đây mai đó. Anh Nguyễn Thanh Bình, một người chăn cừu ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải nói: Chỗ nào có cỏ là ta cứ đi. Có những ngày lùa cừu đi ăn, vì đồng khô cỏ cháy, không gặp lá cây nên dê, cừu cứ chạy mãi...Nhiều lúc nhìn những con dê vì không tìm đâu ra lá cây, cỏ xanh (chứ đừng nói đến cỏ non) bèn đè cây xương rồng ra mà cắn, ăn thấy mà thương quá. Từ Quang Thành, một tay chăn cừu ở vùng Tân Mỹ, Ninh Sơn, bảo rằng người có thể đói chứ cừu không được phép vì người khó chết hơn cừu.

Mùa khan cỏ, người chăn cừu thuê càng khổ hơn. Thường họ chăn một đàn có đến hàng trăm con. Mà đã nhận chăn thuê, chẳng lẽ gặp lúc cỏ, cây không có lại bỏ" Từ Quang Luông, một thiếu niên chăn cừu thuê ở Quảng Xương, Ninh Sơn, nói rằng trời thiêu hết cỏ càng phải chăn kỹ hơn, bởi nếu chúng đổ bệnh chết, không ai trả công cho mình. Hàng ngày Luông đưa đàn cừu đi mãi theo bờ sông Chá để có cái cừu ăn. Luông kể một con cừu trúng gió chết giữa rừng, bằng mọi giá em phải cõng xác chúng về tới trại. Không có xác cừu xem như Luông đã đem xẻ thịt hay bán đi. Mất một con cừu, Luông phải đền 2.5 triệu đồng và đó cũng chính là tiền công chăn cừu của em trong suốt một năm trời. Mà cừu thì dễ lạc lắm: chỉ một tiếng chim rừng lạ kêu, một tiếng lạ hú chúng cũng đã bỏ chạy tán loạn; rồi đói khát quá chúng cũng sinh cảnh tan đàn. Chăn cừu ở vùng gần rẫy, gần vườn của người ta, nhỡ chúng ào vào phá thì lại phải đền méo mặt, mà chăn ở rừng sâu thì vất vả cả cừu lẫn người; ấy là chưa kể vì háu ăn chúng dễ dàng xơi phải lá độc chết như chơi.

Bạn,
Theo báo TT, có những gia đình cả nhà sống đời du mục. Phóng viên kể về gia đình anh Đậu Thanh Năm ở Tháp Chàm, chăn thuê một đàn cừu 103 con, phải kéo cả gia đình lên hạ trại ở rừng khộp Tân Mỹ. Hàng ngày chỉ trừ người vợ ở lều lo cơm nước, còn anh và bảy đứa con, trong đó có đứa mới vừa 7 tuổi, cùng một đàn cừu lang thang trong nắng cháy, dấu chân in khắp vùng sông Lớn, rừng Bà Dĩ. Nhìn hình ảnh cả một gia đình dắt dìu nhau du mục, và thân hình rã rời với những cái đầu cháy vàng vì nắng hạn của các đứa con của anh Thanh, thì mới hiểu được nghề du mục ở xứ nắng cháy này nghiệt ngã đến chừng nào. Có những cuộc đời du mục trầm buồn và khốn khổ như thế giữa một vùng nắng cháy tàn mạt ở phía Nam Trung phần kia mới có những dĩa thịt cừu non, những cái lẩu dê nóng giữa các thành phố VN.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.