Hôm nay,  

Nhà Thờ Cam Ly, Đà Lạt

24/12/200200:00:00(Xem: 4471)
Bạn,
Mời bạn đọc về Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) được xây năm 1959. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo dành cho đồng bào công giáo các sắc dân tộc thiểu số tại VN, với hình dáng của nhà rông Tây Nguyên cùng hình tượng các loài vật linh thiêng và quen thuộc... Báo Sắc Màu Văn Hóa viết như sau.
Trong gần 100 kiến trúc công giáo xuất hiện ở Đà Lạt từ thập niên 20 đến 60 của thế kỷ qua, nhà thờ Cam Ly được xây riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số vì thế mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập vănhóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt Chúa Trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (Trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn năm sùng bái.
Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người pháp Boutary và người thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởi công vào cuối năm 1959 và hoàn thành tám năm sau đó. Cách không xa dòng thác Cam Ly, trên một quả đồi thơ mộng mà diện tích ban đầu khoảng 20 ha, nhìn bên ngoài toàn bộ giáo đường tựa như một ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Hai mái nhà nhìn ngang giống như lưỡi rìu, dốc đứng 17 m được lợp bằng 80 ngàn viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn. Để chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê-tông, sắt và gỗ, móng của công trình đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làm trong vòng nửa năm.

Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng, những loài vật quen thuộc trong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và phượng hoàng thể hiện sự tinh khôn. Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượng bản tính gần với tự nhiên vốn như chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chim phượng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiều hình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng, như sự trong sáng của nai, sự gần gũi của chim và cá... Đặc biệt bên cung thánh bằng gỗ thông dưới chân thánh giá có treo ba đầu trâu theo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vật phẩm để "giao tiếp" với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như một thông điệp biểu lộ lòng sùng kính.
Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 400 m2, một không gian vừa u huyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giải pháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3m được xây bằng đá chẻ là hệ thống cửa kính mầu xanh-nâu-vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp mái này cùng với 20 vì kèo tương ứng đều cách điệu hoa văn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuông và hình tam giác - tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời trong môtip bản địa về quan niệm vũ trụ. Đối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó của Chúa Jesus và ngày Ngài thọ nạn, phục sinh...
Bạn
Báo Sắc Màu Văn Hóa viết tiếp: "Ở ngôi nhà chung của Chúa và Yàng, cùng với nghệ thuật sắp đặt và các giải pháp kiến trúc, các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa và thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào các sắc tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.