Hôm nay,  

Trắng Tay Vì Nước Mặn

06/06/200200:00:00(Xem: 4140)
Bạn,

Theo ghi nhận báo Người Lao Động, trong những công trình cải tạo thiên nhiên phục vụ sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long là chương trình tạo nguồn nước ngọt cho bán đảo Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Từ một vùng đất nhiễm phèn, mặn lưu cữu, mỗi năm chỉ canh tác một vụ lúa bấp bênh năng suất thấp, sau hàng chục năm rửa mặn tháo chua, hiện nay hơn 20,000 hecta đất sản xuất đất canh tác 3 vụ lúa/năm. Thế nhưng, tình trạng thiếu nước dùng cho sinh hoạt của cư dân, tái nhiễm phèn mặn đang diễn ra trong vùng đất này. Nông dân ở đây vốn đã nghèo thì nay lại trắng tay vì nước mặn. Trình bày về đời sống của nông dân ở đây, báo NLĐ đã ghi nhận như sau.

Chưa khi nào nông dân các ấp Tân Xuân, Nghĩa Chí thuộc xã Phước Trung, ấp 2, ấp 3 vùng Cây Xương Trong, xã Tân Phước, và khu vực Bến Chùa, Vàm Kinh, Tân Thành, Tân Hòa... thuộc vùng ngọt hóa huyện Gò Công Đông lại khổ như lúc này. Mặc dù đã cố gắng sạ đi, sạ lại 3-4 đợt nhưng gần 700 ha lúa đông xuân 2002 chết trắng hoặc giảm năng suất từ 40% đến 70%, 80%. Nguyên nhân là khô hạn kéo dài, cống đập rò rỉ, nước mặn tràn vào nội đồng. Những ngày trong tháng 5, khi vào các vùng tái nhiễm mặn của hệ thống ngọt hóa Gò Công Đông, phóng viên NLĐ chứng kiến cảnh hàng trăm hecta ruộng nứt nẻ, khô trắng vì phèn, muối, những dòng kênh cạn kiệt, nước đỏ chạch, lờ đờ nhiễm mặn. Chủ tịch xã Phước Trung cho biết: “Gần 500 gia đình ở hai ấp Tân Xuân, Nghĩa Chí đang phải chạy gạo ăn từng bữa, trong đó có gần 120 hộ không còn một hột gạo trong nhà, trong khi mọi năm, nông dân đều thu hoạch 6-7 tấn lúa/hecta.” Một viên chức của xã này cho biết thêm: “Hai ấp Tân Xuân, Nghĩa Chí có 294 hecta bị nhiễm mặn, chết trắng hơn 60 ha, số còn lại thu hoạch chỉ chừng 20% năng suất nhưng toàn lúa lừng, lúa lép. Xã đã phải cứu trợ cho 70 gia đình khó khăn nhất với số tiền gạo hơn 10 triệu đồng.”


Một nông dân tên là Nguyễn Văn Anh, chủ 7 công ruộng mất trắng, dẫn phóng viên ra dòng kênh cạn sệt sau nhà, phân bua: “Mấy tháng nay bà con trong ấp phải mua nước ngọt với giá 2 ngàn đồng/can 20 lít để nấu ăn, uống còn mọi sự tắm giặt đều phải xuống vũng bùn nhiễm mặn này. Dơ bẩn không chịu nổi nhưng phải đành chấp nhận.

Bạn,

Báo NLĐ cho biết thêm: theo Phòng Nông nghiệp huyện Gò Công Đông, có ba nguyên nhân dẫn đến thảm trạng trên. Trước nhất, hai chiếc cống ngăn mặn số 1 và số 2 trên tuyến đê biển sông Cửa Tiền thuộc địa bàn Tân Xuân, Nghĩa Chí của xã Phước Trung do xây dựng lâu ngày nên xuống cấp trầm trọng, không giữ được nguồn nước ngọt trong các kênh mương và cũng không ngăn được nước mặn khi có triều cường. Nguyên nhân thứ nhì thuộc về cấp trên và là nguyên nhân chính: Từ tháng 8-2001, các đơn vị thi công của tỉnh đã ngăn dòng dẫn nước chính từ Gò Công về Phước Trung, Tăng Hoa, Tân Thành để thi công cống cộng đồng trên tỉnh lộ 862 Tân Hòa-Tân Thành. Không hiểu vì lý do gì cho đến nay tiến độ thi công cống Cộng Đồng vẫn “cà rịch, cà tàng” khiến cả một vùng rộng lớn mất hẳn nguồn nước ngọt. Nguyên nhân thứ ba thuộc về nông dân. Các chuyên viên nông nghiệp huyện Gò Công Đông cho biết: Những vùng bị thiệt hại do xâm nhập mặn lâu ngày đều được khuyến cáo canh tác 2 vụ lúa/năm, nhưng nông dân bất chấp, cứ canh tác 3 vụ/năm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.