Hôm nay,  

Nghề Rao Mõ Làng

14/11/199900:00:00(Xem: 8206)
Bạn thân,
Một thời bạn ưa giễu về nghề báo của bạn y hệt như một thằng mõ làng... Chỉ có phần nào đúng thôi nhé, bởi vì nghề mõ chỉ là tiếng nói thông tin của lý trưởng, còn bạn thì “thông tin cho sự thật” như kiểu bạn nói. Bạn xa nước lâu rồi, nên chữ nghĩa không chỉnh đâu. Để tôi trích đoạn bài nghiên cứu về nghề mõ cho bạn đọc, như sau.
Hiện nay, chưa tìm được một tư liệu thành văn nào có tính chất hành chính quốc gia, là lệnh chỉ của vua chúa về việc các làng xã phải có mõ, quy định về chức phận và phạm vi hoạt động của mõ làng. Cũng không có một truyền thuyết hoặc giai thoại nào nói về sự ra đời của nghề rao mõ. Gần đây, trên tạp chí Xưa và nay số 2 (12) tháng 2-1995, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sự và Nguyễn Xuân Diện cho rằng: “Có hai tư liệu rất quan trọng giúp “xác định niên đại” của nhân vật này là: Hồng Đức Quốc Âm thi tập và vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập (ở phần phụ lục) có bài Thằng mõ... Mẹ Đốp trong chèo cổ Quan Âm Thị Kính là một vợ mõ, mà vở chèo này ra đời vào thế kỷ 15 là điều đã được khẳng định từ lâu.
Hai tư liệu này cho phép khẳng định nhân vật mõ ra đời trước khi nó được đưa vào văn học rất lâu. Vì rằng, nhân vật mõ ở đây không còn là kết quả của phản ánh bình thường, mà nó đã trở thành một ấn tượng đã quá quen thuộc và đáng ca ngợi (đó cũng là cảm hứng chủ đạo của tác giả khi viết bài thơ Thằng mõ... trong Hồng Đức Quốc âm thi tập). Và hơn thế nữa, hình tượng thằng mõ còn được quần chúng lựa chọn để bày tỏ, gửi gắm khát vọng tự do của mình (chèo cổ Quan Âm Thị Kính). Có thể nói nhân vật mõ gắn liền với cái đình làng”.
Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các làng Việt ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trừ những làng mới thành lập hoặc quá nghèo, đều từng có người rao mõ. Tuy vậy, có một điểm chung nhất, tất cả họ đều là dân ngụ cư. Phải chăng đó là do quan niệm về nghề nghiệp của người xưa" Bởi lẽ, tập thể dân làng, trước tiên, loại trừ khỏi lòng nó tất cả những ai là dân ngụ cư. Xưa kia, muốn trở thành dân “chính cư”, người ngụ cư phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: đã cư trú trong làng được ba đời và có chút ít điền sản. Điều kiện thứ hai có thể chỉ là đặc điểm của một xã hội tiểu nông, trong đó quyền tư hữu đối với một mảnh đất canh tác nho nhỏ đã trở thành tiêu chuẩn làm người. Còn điều kiện thứ nhất, phải chăng, đấy lại là bản năng tự vệ của từng cộng đồng trồng trọt sống trên địa bàn hạn hẹp, luôn luôn phải đương đầu với áp lực dân số và tình trạng thiếu hụt đất canh tác" Dù sao đi nữa, trong làng, người đến ngụ cư phải gánh một thân phận thấp kém, bị dân làng khinh miệt, chỉ được dựng nhà ở rìa làng, không được vào giáp, không được tham gia mọi công việc tại đình, không được hưởng quyền lợi ruộng công, thường sống bằng nghề làm thuê, rao mõ...
Thời điểm nghề mõ ra đời cùng đặc trưng của nó cho phép khẳng định, tổ chức làng xã lúc đó đã đạt được một sự ổn định nhất định về cơ cấu. Và, mõ cũng chỉ có ở cấp làng chứ không có mõ xóm, mõ tổng hay huyện, phủ, tỉnh...

Nhiệm vụ, vị trí của người rao mõ
Người rao mõ thường bị khinh miệt gọi là “thằng mõ”, có vai trò quan trọng trong thông tin bằng miệng của xã hội Việt Nam qua nhiều thế kỷ, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển. Cầm cái mõ làm bằng gộc tre khô và cái dùi tre trong tay, người rao mõ đánh một hồi cho mọi người chú ý lắng nghe rồi dõng dạc cất tiếng “rao” cho cả xóm, cả làng biết tin tức hoặc mệnh lệnh mà nhà chức trách muốn thông báo. Thí dụ, khi muốn thông báo cho dân làng biết lệnh cấm thả trâu làm hại đồng lúa, lý trưởng sai “thằng mõ” đi từ đầu làng đến cuối làng, rao câu sau đây:
Lẳng lặng mà nghe
Cấm trâu ăn kẹ,
Cấm nghé băng đường,
Cấm ruộng, cấm mương
Nhược bằng ai cố ý không nghe
Quan viên thì bắt vạ
Dân đinh thì phạt đòn…

Nhờ người rao mõ mà dân làng không những biết mệnh lệnh của lý trưởng mà còn biết chiếu chỉ của vua, không những biết tin tức trong làng mà còn biết tin tức trong nước. Người rao mõ là “chân rết” của hệ thống thông tin của triều đình, là nhân viên thông tin nửa chuyên nghiệp trong xã hội Việt Nam ngày trước. Khác với gia nô, tá điền - những người làm cho một ông chủ hoặc vài ông chủ nhất định, mõ không phải là của riêng ai, mà của cả làng, gánh trách nhiệm mà cả làng giao phó. Mõ là người lao động, nhưng lao động của mõ là lao động “dịch vụ” chứ không phải lao động sản xuất. Do vậy mõ không liên quan nhiều và trực tiếp tới vấn đề ruộng đất và công cụ lao động.

Mõ không phải chỉ phục vụ cho lý trưởng và chức dịch trong làng xã, mà cho cả cộng đồng. Khi làng vào đám, cả gia đình nhà mõ được huy động ra “việc làng”. Khi chia phần, dân làng chia cho mõ một cỗ riêng, nếu ăn không hết thì mang về.
Mõ đứng ngoài các cuộc tranh chấp giữa các phe, giáp trong làng xã. Lý trưởng này đổ, lý trưởng khác sẽ thay thế, nhưng vẫn cần đến mõ và không vì thế mà thay mõ. Do “gần gũi” các chức dịch, mõ biết rõ nội dung của các cuộc tranh giành giữa các cá nhân hay dòng họ, nhưng mõ không ủng hộ một cá nhân hay phe cánh nào. Mõ không có hành vi tiêu cực trong đời sống cộng đồng.
Người làm mõ bị dân làng khinh rẻ, xa lánh, nhưng không ai căm ghét như là đối với bọn trộm cắp, lưu manh và cũng không ai muốn quan hệ với họ. Con cái mõ không được phép đi học, khi lớn lên cũng chỉ được lấy vợ, lấy chồng con nhà mõ. Vô hình trung, nghề mõ trở thành cha truyền con nối.
Nghề mõ và người làm mõ có lẽ là sản phẩm đặc thù của làng xã người Việt, chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu nghề mõ chắc chắn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, sự vận hành và đời sống của làng Việt nói chung.

Bạn thân,
Nhà báo như bạn không bị ép ngụ cư rìa làng, không bị buộc kết hôn cùng “làng mõ,” không làm tay chân cho lý trưởng... Hạnh phúc như vậy còn đòi gì. Biết rằng bạn không giàu, nhưng chỉ cần giàu niềm vui cũng đủ. Đâu có phải như tôi, tìm đâu ra chỗ mà làm được điều vui thích trên quê mình...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sinh bây giờ không hiền như xưa... Báo Người Lao Động kể về tình hình 10 nữ sinh vây đánh tập thể 2 học sinh khác. Bản tin ghi rằng một số người dân cho biết nhóm 10 nữ sinh (trong đó có nhiều em mặc đồng phục) lao vào đánh hội đồng 1 nữ sinh cùng 1 nam sinh khác mặc sự can ngăn của các bạn đi cùng.
Tháng tư đen... Tháng tư đen... Hôm nay là trong tuần lễ đầu tháng 4/2019, ngồi nhớ lại 44 năm trước, nhiều trận đánh vẫn dữ dội, gay go...
Mấy hôm trước là sinh nhật cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông sinh ngày 5 tháng 4/1923. Còn ba tuần nữa là tới ngày 30 tháng 4/2019, tròn 44 năm Miền Nam thất thủ. Kết thúc một cuộc chiến để khởi đầu một thời kỳ sắt thép, tàn bạo, đàn áp tất cả các nhân quyền và dân quyền.
Bụi, bụi, bụi... khắp nơi. Bụi nhiều tới mức máy hút bụi cũng chịu thua, tới mức quán xá đóng cửa vì bụi tràn ngập vào hơi thở... Báo Thanh Niên kể chuyện một khu vực Sài Gòn nơi bụi nhiều nhất thành phố: Dẹp quán, cửa đóng 24/24 vẫn không thấu.
Vậy là tương lai sẽ giảm bớt bia rượu nhờ tăng thuế rượu và bia? Hy vọng. Báo Tuổi Trẻ kể: Ngày 3-4, thông tin từ UBND TP.SG cho biết UBND TP đang chỉ đạo các cơ quan liên quan gấp rút chuẩn bị
Tiền trong một ngân hàng Nha Trang bốc hơi... trong khi quan chức cựu Viện phó Viện Giám Sát TP Đà Nẵng thú nhận đã ôm hun một bé gái trong thang máy vì tưởng là không có máy quay phim nào trong đó.
Cái chết nhiều khi tới bất ngờ… như trường hợp nghệ sĩ hài Anh Vũ. Báo Người Lao Động kể: Diễn viên điện ảnh Trí Quang vừa thông tin cho PV báo NLĐ biết nghệ sĩ hài Anh Vũ đã đột ngột mất tại Mỹ tối 1-4 theo giờ địa phương tại quận Cam, tiểu bang California.
Thẩm phán Mã Lai phán quyết: Cô Đoàn Thị Hương sẽ ra tù vào tháng 5/2019. Vậy là mừng... Bản tin RFI kể: Ngày 01/04/2019, Đoàn Thị Hương, bị cáo duy nhất còn lại trong phiên tòa xét xử vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, chỉ bị kết án 40 tháng tù về tội «cố ý gây thương tích» thay vì tội danh sát nhân như đề nghị ban đầu.
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
(LTS: Vậy là tròn 44 năm... Đó là ngày Quân Đoàn 1 rời Đà Nẵng... sau đây là tổng hợp lại từ tài liệu của nhà quân sử Vương Hồng Anh.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.