Hôm nay,  

Số Phận Một Đoàn Xiếc

19/05/200000:00:00(Xem: 6918)
Bạn,
Đoàn xiếc được nhắc đến trong lá thư là đoàn Xiếc Sài Gòn, một đoàn xiếc lớn ở Việt Nam với 78 diễn viên và nhân viên thuộc các bộ phận yểm trợ, thế nhưng đó cũng là đoàn xiếc phải du cư quanh năm vì không khu vực đất để dựng rạp biểu diễn trong thời gian dài. Ngoài ra, diễn viên đã phải đánh đu với số phận như ghi nhận dưới đây của báo Người Lao Động.

Đến thăm đoàn xiếc Thành phố Sài Gòn tại nhà bạt dựng ở sân Lam Sơn số 242 đường Trần Bình Trọng quận 5 trong những ngày này, khách sẽ thấy gương mặt các nghệ sĩ, diễn viên và nhân viên của đoàn hiện rõ nét âu lo. Bởi đến ngày 19 tháng 5-2000, hợp đồng biểu diễn tại khu đất này hết hạn, nhà bạt lại bị tháo xuống, di chuyển đi nơi khác, trong khi đoàn vẫn chưa đi tìm được bến trụ. Thu nhập của nhân viên, diễn viên trong đoàn vốn đã thấp, lương cao nhất chỉ 600 ngàn đồng/tháng/người (khoảng 42 đô), nay cuộc sống lại càng bấp bênh hơn nếu mùa mưa năm nay lại không tìm ra điểm diễn.

Trong 4 năm qua, đoàn Xiếc Sài Gòn phải dọn nhà 20 lần, trung bình cứ vài ba tuần lại dọn nhà một lần. Đoàn đã phải di chuyển từ Thảo Cầm Viên, sân Lam Sơn, quận 11 đến Tân Bình, Thủ Đức, quận 10, Bình Quới, Thanh Đa, thậm chí lên đến Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu...Mỗi lần di chuyển địa điểm phải tốn từ 30 đến 40 triệu đồng tiền vận chuyển, làm lại hệ thống nhà vệ sinh, chuồng thú, kho đạo cụ. Điều đáng buồn nhất là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp với 87 công nhân viên lại không có một xe đưa rước diễn viên, ngoài hai chiếc xe vận tải đã cũ. Theo chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, kế toán trưởng của đoàn thì trước đây đoàn có được cấp một chiếc xe 50 chỗ ngồi nhưng đó là xe không có giấy tờ hợp lệ, nên đoàn đã trả lại. Chị Tuyết còn cho biết thêm, số kinh phí mà nhà nước rót cho đoàn hàng năm là 1.3 tỉ đồng, trong đó kinh phí để mua thức ăn cho thú gồm có: 2 voi, 2 ngựa, 10 chó, 10 khỉ, 2 gấu là 177 triệu đồng/năm. Chưa kể tiền chi phí phát sinh khi thú bệnh phải đưa đến trạm thú y để điều trị. Rồi trả lương cho cán bộ, công nhân viên, diễn viên, đạo diễn lên đến 600 triệu đồng. Số còn lại phải chi cho việc dàn dựng, mua sắm dụng cụ mà nặng nhất là chi phí thuê đất từ 10 đến 13 triệu đồng/tháng. Trong khi mỗi tuần đoàn chỉ diễn được 3 suất, mỗi suất bán được từ 200 đến 300 vé, mỗi vé 15 ngàn đồng, nên số thu bao giờ cũng thấp hơn số chi.

Kể về số phận những diễn viên xiếc chấp nhận cái nghèo, cái khổ để gắn bó với nghề, có nhiều trường hợp thật bi thương. Trong đoàn có nghệ sĩ Phi Vũ mà cả gia đình đều sống bằng nghề xiếc. Quanh năm đều phải ra sân tập để có tiết mục mới, mỗi tối con gái anh phải theo một nghệ sĩ xiếc tung hứng đi diễn ở các nhà hàng, lấy thân mình làm vật tung hứng mua vui cho khán giả. Khi cô con gái này bị bệnh, bỏ học, cả nhà cùng ngồi khóc vì buồn cho cái nghiệp. Một nữ diên viên tên là Mỹ Hạnh, chuyên diễn trên dây dọc, vào năm 1995, trong lúc biểu diễn đã ngã từ độ cao 15 mét xuống sàn, chấn thương hai chân. Không có bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, nữ diên viên này đành chấp nhận thất nghiệp, nằm nhà hơn 2 năm. Cả đoàn đã gom góp đồng lương ít ỏi để giúp đỡ chị, đến nay chị đã có thể trở lại sàn diễn, nhưng tâm trạng lúc nào cũng hồi hộp vì nơm nớp lo sợ tai nạn sẽ xảy ra.

Bạn,
Trình bày nguyện vọng, người phó trưởng đoàn nói: Nguyện vọng lớn nhất của đoàn là được cấp một khu đất để có chỗ trụ lâu dài. Có an cư mới lạc nghiệp, khi đó đoàn mới có điệu kiện đào tạo diễn viên, đầu tư tiết mục mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.