Hôm nay,  

Số Phận Một Đoàn Xiếc

5/19/200000:00:00(View: 7074)
Bạn,
Đoàn xiếc được nhắc đến trong lá thư là đoàn Xiếc Sài Gòn, một đoàn xiếc lớn ở Việt Nam với 78 diễn viên và nhân viên thuộc các bộ phận yểm trợ, thế nhưng đó cũng là đoàn xiếc phải du cư quanh năm vì không khu vực đất để dựng rạp biểu diễn trong thời gian dài. Ngoài ra, diễn viên đã phải đánh đu với số phận như ghi nhận dưới đây của báo Người Lao Động.

Đến thăm đoàn xiếc Thành phố Sài Gòn tại nhà bạt dựng ở sân Lam Sơn số 242 đường Trần Bình Trọng quận 5 trong những ngày này, khách sẽ thấy gương mặt các nghệ sĩ, diễn viên và nhân viên của đoàn hiện rõ nét âu lo. Bởi đến ngày 19 tháng 5-2000, hợp đồng biểu diễn tại khu đất này hết hạn, nhà bạt lại bị tháo xuống, di chuyển đi nơi khác, trong khi đoàn vẫn chưa đi tìm được bến trụ. Thu nhập của nhân viên, diễn viên trong đoàn vốn đã thấp, lương cao nhất chỉ 600 ngàn đồng/tháng/người (khoảng 42 đô), nay cuộc sống lại càng bấp bênh hơn nếu mùa mưa năm nay lại không tìm ra điểm diễn.

Trong 4 năm qua, đoàn Xiếc Sài Gòn phải dọn nhà 20 lần, trung bình cứ vài ba tuần lại dọn nhà một lần. Đoàn đã phải di chuyển từ Thảo Cầm Viên, sân Lam Sơn, quận 11 đến Tân Bình, Thủ Đức, quận 10, Bình Quới, Thanh Đa, thậm chí lên đến Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu...Mỗi lần di chuyển địa điểm phải tốn từ 30 đến 40 triệu đồng tiền vận chuyển, làm lại hệ thống nhà vệ sinh, chuồng thú, kho đạo cụ. Điều đáng buồn nhất là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp với 87 công nhân viên lại không có một xe đưa rước diễn viên, ngoài hai chiếc xe vận tải đã cũ. Theo chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết, kế toán trưởng của đoàn thì trước đây đoàn có được cấp một chiếc xe 50 chỗ ngồi nhưng đó là xe không có giấy tờ hợp lệ, nên đoàn đã trả lại. Chị Tuyết còn cho biết thêm, số kinh phí mà nhà nước rót cho đoàn hàng năm là 1.3 tỉ đồng, trong đó kinh phí để mua thức ăn cho thú gồm có: 2 voi, 2 ngựa, 10 chó, 10 khỉ, 2 gấu là 177 triệu đồng/năm. Chưa kể tiền chi phí phát sinh khi thú bệnh phải đưa đến trạm thú y để điều trị. Rồi trả lương cho cán bộ, công nhân viên, diễn viên, đạo diễn lên đến 600 triệu đồng. Số còn lại phải chi cho việc dàn dựng, mua sắm dụng cụ mà nặng nhất là chi phí thuê đất từ 10 đến 13 triệu đồng/tháng. Trong khi mỗi tuần đoàn chỉ diễn được 3 suất, mỗi suất bán được từ 200 đến 300 vé, mỗi vé 15 ngàn đồng, nên số thu bao giờ cũng thấp hơn số chi.

Kể về số phận những diễn viên xiếc chấp nhận cái nghèo, cái khổ để gắn bó với nghề, có nhiều trường hợp thật bi thương. Trong đoàn có nghệ sĩ Phi Vũ mà cả gia đình đều sống bằng nghề xiếc. Quanh năm đều phải ra sân tập để có tiết mục mới, mỗi tối con gái anh phải theo một nghệ sĩ xiếc tung hứng đi diễn ở các nhà hàng, lấy thân mình làm vật tung hứng mua vui cho khán giả. Khi cô con gái này bị bệnh, bỏ học, cả nhà cùng ngồi khóc vì buồn cho cái nghiệp. Một nữ diên viên tên là Mỹ Hạnh, chuyên diễn trên dây dọc, vào năm 1995, trong lúc biểu diễn đã ngã từ độ cao 15 mét xuống sàn, chấn thương hai chân. Không có bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, nữ diên viên này đành chấp nhận thất nghiệp, nằm nhà hơn 2 năm. Cả đoàn đã gom góp đồng lương ít ỏi để giúp đỡ chị, đến nay chị đã có thể trở lại sàn diễn, nhưng tâm trạng lúc nào cũng hồi hộp vì nơm nớp lo sợ tai nạn sẽ xảy ra.

Bạn,
Trình bày nguyện vọng, người phó trưởng đoàn nói: Nguyện vọng lớn nhất của đoàn là được cấp một khu đất để có chỗ trụ lâu dài. Có an cư mới lạc nghiệp, khi đó đoàn mới có điệu kiện đào tạo diễn viên, đầu tư tiết mục mới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện rất lạ lùng... Trong khi có nhiều bản tin cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đaị hội cuối tháng này sẽ mất hết quyền lực -- nghĩa là, lui về vườn -- nhiều quan chức lo ông Dũng sẽ làm một cuộc đaỏ chánh...
Hay có ai ác tâm -- hoặc cá nhân, hoặc gián điệp của Đông, Tây, Nam, Bắc Phương gửi tới... -- đổ độc dược xuống để giết dòng sông, và cá phải chết theo?
Sài Gòn mỗi khi triều cường là ngập lụt, Hà Nội mỗi khi mưa lớn là lội bì bõm, và Miền Tây cũng vẫn đối diện ông thần nước rất mực gian nan nhiều lần hơn.
Thời này, chỗ nào cũng nghe tiếng Anh, tại sao giáo viên kém tiếng Anh... Hẵn là vì chính phủ dựng rào cản tiếng Anh? Có phải các đài truyền hình tiếng Anh bị chận lại?
Trước giờ chúng ta biết chuyện sinh viên tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ đang thất nghiệp hàng loạt... Bây giờ sẽ nghe thêm chuyện một nửa số giảng viên đaị học cũng sẽ bị đẩy vào chỗ thất nghiệp...
Nhìn đâu cũng thấy vấn đề... Nhưng đất nước muốn khá, hãy nghĩ tới giáo dục là một trong các ưu tiên lớn. Vì sơ suất một chút, là thấy con cháu mình trở thành người hư, bấy giờ mới ân hận.
Hẳn là, mọi người đều đồng ý, rằng Nguyễn Du là đỉnh cao thi ca Việt Nam. Không chỉ trong dòng thơ lục bát với Truyện Kiều, nhưng cả trong thể thơ 7 chữ.
Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.
Những ngày cuối năm thường là vui... đặc biệt là cho học trò. Trước tiên, là nghỉ lễ, là tạm ngưng học một ngày, hay hai ngày...
Đó là lời thú nhận tuyệt vời, rất mực thật thà, khi một Thứ Trưởng tuyên bố rằng 2 người con của ông đi du học cũng không chịu về VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.