Hôm nay,  

Xích Lô Huế

17/05/200600:00:00(Xem: 1587)

Theo báo quốc nội, thành phố Huế hiện có tới 5 ngàn người người hành nghề xích lô. Bên bờ sông Hương, cuộc sống cần lao của những người đạp xích lô vẫn hàng ngày tiếp diễn từ bao nhiêu năm nay. Trong con mắt du khách tới đây, xích lô là một phần của văn hoá cố đô, nơi vốn dĩ rất u hoài. Một phóng viên báo Dân Trí đã ghi nhận về xích lô Huế qua đoạn ký sự  như sau.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Anh Nguyễn Văn Tí làm nghề đạp xích lô ở Huế đã ngót nghét 20 năm nay, cuộc đời anh đã trải qua tất cả những thăng trầm cùng thành phố hiền hoà này. Chở phóng viên một cuốc đi phố cổ, anh Tí vừa đạp xe vừa nhỏ nhẹ bắt chuyện. Anh Tí là một người hoạt động trong nghiệp đoàn do Sở du lịch quản lý. Như anh nói, thì nghiệp đoàn có 237 người. Anh bảo, để đủ tiêu chuẩn vào nghiệp đoàn thì người chạy xích lô phải đảm bảo  các yếu tố: Không chèo kéo khách, không lấy tiền quá giá, thái độ phục vụ phải chu đáo...

 

Không ở đâu, khi ngồi trên xích lô, phóng viên có thể cảm nhận được nhiều điều như ở Huế. Xích lô đi chầm chậm, và tiếng của anh Tí sau lưng cũng vậy, chậm rãi và truyền cảm. Anh bảo, đạp xích lô phải có sức khoẻ , nhưng chỉ ngần ấy thôi chưa đủ. Người đạp xích lô phải mềm mỏng và chiều chuộng khách, phải giải thích và trả lời bất cứ câu hỏi nào của du khách, dù là vu vơ nhất. Khi khách hỏi chỗ mua đặc sản, chỗ may áo dài, chỗ ăn bánh Huế... là xích lô lập tức phải đáp ứng ngay.Anh Tí nói tiếng Anh rất tốt. Anh đã qua một lớp đào tạo ngắn hạn, nhưng nghe nói được tốt như thế là vì anh hay tiếp xúc với khách nước ngoài. "Mình chỉ nên mời 2 câu, đến câu thứ 3 nếu du khách không thích là họ bắt đầu tỏ thái độ khó chịu. Họ đã thích đi bộ thì không nên làm phiền", anh Tí nói.

 

Trời đổ mưa. Mưa to, phóng viên và anh Tí tạt vào một quán càfê nhỏ trên đường Bạch ĐằngNhững chiếc xích lô khác vẫn lầm lũi trong mưa, chở hàng vào chợ Đông Ba.Nhiều lúc, chẳng hạn như lúc này, thời gian như chùng lại. Bao nhiêu xô bồ của cuộc sống chợt vụt tan.Đêm, chỉ 10 giờ là Huế trở nên vắng vẻ, các cửa hàng cửa hiệu đóng cửa hết. Duy chỉ có những tay xích lô vẫn cần mẫn đạp chầm chậm qua các con phố tìm khách.

 

Phóng viên báo Dân Trí kể tiếp: "Buổi tối hôm sau, không gặp được anh Tí,  phóng viên ngồi lên một chiếc xích lô khác. Lần này là một thanh niên trẻ. Xe qua cầu Trường Tiền, vòng qua chợ Đông Ba rồi lòng vòng trong khu phố cổ. Đến khi tính tiền, anh thanh niên nói: "Anh cho bao nhiêu thì cho!" Thú thật, những lúc như thế phóng viên bỗng trở nên bối rối trước sự hiền lành nhưng không kém phần khôn khéo của người dân bản xứ. Chẳng mấy ai trong số những người đạp xích lô ở đây được học hành tới chốn, nhưng cách ứng xử và vốn kiến thức xã hội, lịch sử phong phú của họ chính là điểm thu hút du khách."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.