Hôm nay,  

Làng Sét Đánh

9/20/200200:00:00(View: 5024)
Bạn,
Theo báo Nông Nghiệp VN, tại tỉnh Hà Tĩnh có làng Sơn Lộc ở huyện Can Lộc được cư dân địa phương gọi là làng “sét đánh” vì năm nào ở đây, dông sét cũng hoành hành dữ dội, gây thiệt hại không nhỏ. Sét đánh chết người cả ngoài đồng, trên đường và trong nhà, cả trước và sau cơn dông. Người dân ở đây cho biết, làng chỉ có 4 tháng được sống trong thanh bình, 8 tháng còn lại trong năm (từ tháng 2 đến tháng 9), luôn bị dông sét đe dọa. Mỗi khi trời nổi dông, cả làng lo sợ. Báo NNVN ghi lại những thiệt hại và những khốn khổ của dân làng này khi dông sét hoành hành như sau.
Từ 1990 tới nay, mật độ dông sét càng tăng, năm nào dông sét cũng gây thiệt hại. Năm 1990, sét đánh chết 3 người, bị thương 3 người. Năm 1991 chết 2 người, 3 bị thương. Năm 1992 và 1993, mỗi năm 2 người chết, 2 bị thương. Từ năm 1994 đến 2001, 5 người chết, 6 người bị thương... Số tài sản bị thiệt hại gồm 38 cột điện bị gãy, 8 ngôi nhà dân, 1 ngôi chùa, một nhà kho hợp tác xã bị hỏng, 1 con trâu bị chết, 4 con trâu, bò khác bị thương, 1 số tài sản khác bị hư hại.

Dông sét quả là một mối đe dọa đến sự sống của người dân Sơn Lộc, bởi sét ở đây, không hoạt động theo quy luật. Thường thì sét đánh chủ yếu từ đầu đến giữa cơn dông. Nhưng ở Sơn Lộc, sét đánh chết người bất cứ lúc nào mỗi khi những yếu tố của dông vẫn còn tiềm ẩn. Đơn cử, ngày 22/6/1990, sét đánh chết 3 người ở ngoài đồng: ngày 8/5/1994, sét lại đánh chết em Nguyễn Trí Quế tại cồn Cổng... đều khi trời chuẩn bị cơn dông. Ngược lại, nhiều vụ sét đánh chết người khi dông đã tan, tưởng chừng như cuộc sống thanh bình đã trở lại, như vụ sét đánh chết em Nguyễn Thị Hoa, lúc 16 giờ ngày 5/5/2001, tại đồng Hoang; đánh chết chị Nguyễn Thị Kỳ lúc chị vừa dắt bò ra đồng... đều khi dông đã tan. Trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh, bị sét đánh chết, còn chồng chị, anh Trần Quốc Luân bị liệt đôi chân bởi “thần sét” gõ cửa nhà anh lúc 20 giờ ngày 9/2/1997. Sét đánh vào nhà anh Nguyễn Trí Nuôi, khiến 2 người bị thương hồi 17 giờ ngày 2/2/2001. Còn ông Báu, ông Châu đến nay vẫn chưa hết kinh hoàng về vụ sét đánh vào nhà ông Nguyễn Hữu Văn hồi 15 giờ ngày 22/5/2000, lúc mà 2 ông đang cùng cả nhà ông Văn ngồi uống nước, 6 người cả chủ và khách đều bị thương, 6 cốc nước chè xanh, 1 quạt điện, 1 tivi bị vỡ tan. Giờ mỗi lần sấm sét, ông Báu, ông Châu kinh hãi trùm chăn để trốn. Trên đường làng, tại đồng Tùng trên con đường liên xã, “thần sét” cũng đánh chết 1 cô giáo, 2 học sinh bị thương. Tại giếng Lai, 2 học sinh đi học về đều bị sét đánh chết...
Bạn,
Theo báo này, được báo cáo của xã, năm 2001, Trung tâm Khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh đã nghiên cứu hiện tượng dông sét điển hình ở đây. Giám đốc Trung tâm KHCN Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải cho biết: Qua khảo sát bước đầu, gần 10km2 của Sơn Lộc có đến 24 trọng điểm đánh phá của “thần sét” và thiệt hại do dông sét gây nên ở đây trong 10 năm qua là một điển hình trong cả VN. Theo ông Hải, trong điều kiện ngân sách tỉnh hạn hẹp, ngoài việc nghiên cứu về dông sét ở Sơn Lộc, đề tài chống sét cho làng này sẽ lấy chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về dông sét cho người dân để họ chủ động phòng tránh và tự đầu tư thiết bị chống sét tại nhà mình là chính. Mỗi thiết bị chống sét cho gia đình từ 500 - 1.5 triệu đồng. Nhưng Sơn Lộc lại là làng nghèo và có tới hơn 1,700 gia đình. Không thể bỏ làng, người dân Sơn Lộc phải tiếp tục sống trong lo âu, sợ hãi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tình hình nhân quyền Việt Nam qua hô sơ Formosa lộ rõ màu sắc búa liềm rồi... bất kể thế giới phản đôi. Trong khi đó, có nghi vấn vi cá mập mua là không có giấy phép?
Vậy là y hệt như phim cao bồi bắn súng, bất bình là rút súng ra pằng pằng… Vậy mà, khi công an hỏi tới, hóa ra là súng nhựa. Hay, có phải công an chạy tội cho người khoe súng chăng?
Trong khi Biển Đông sôi động, sóng gió không ngừng, các quan chức ngoaị giao Việt Nam vẫn tưng bừng thu vén cả những món hàng thế giới ngăn cấm, thế là vi cá mập phơi đầy trên maí nhà sứ quán...
Hôm 19/1/2018 vừa qua là tròn 44 năm ngày Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm. Trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Vậy là thê thảm cho công nhân thủy nông Hà Nội, gần 3 năm bị nợ lương mà kêu hoài vẫn không thấy nhúc nhích... Có biết là bao nhiêu gia đình đau khổ chỉ vì quan chức Hà Nội tiền xài như nước, trong khi lương công nhân thủy lợi cứ bị chận hoài.
Vậy là kết thân hơn với Tòa Thánh Vatican, nhưng không biết mức độ tương lai như thế nào. Trong khi đó, chuyện văn nghệ Nội Mông Trung Quốc ca hát tại Hà Nội trong ngày tưởng niệm Hải Chiến Hoàng sa bị ngưng vì “sự cố kỹ thuật” chớ không vì Hoàng Sa. Có biết bao nhiêu triệu người suy nghĩ, tưởng nhớ về Hoàng Sa, vậy mà chỉ cần mấy cô Nội Mông váy Tàu nhảy múa là buồn biết bao nhiêu.
Vậy là robot tới Sài Gòn, làm một tiếp viên nhà hàng... điều này gợi lên suy nghĩ rằng, hàng chục triệu công nhân Việt Nam được chính phủ chuẩn bị kỹ năng gì, khi các hãng xưởng FDI và VN sử dụng robot vào các dây chuyền sản xuất. Phải thay đổi mới theo kịp xứ người, nhưng làm cách nào để thăng tiến cả trăm triệu người dân mới là nan đề.
Học sinh trung học quá kém, thế là lên đại học chới với... Lên đại học may mắn lấy được cử nhân, đa số sẽ đuối sức, hết dám theo lên bậc sau đại học, như Thạc sĩ, Tiến sĩ... Đó là hoàn cảnh chung.
Làm thế nào để chạy đua cách mạng công nghệ 4.0? Phải chăng là nợ lương cho tròn 4 năm? Hay là các quan chức thử tìm hiểu xem cách mạng công nghệ 4.0 có phải là nợ lương nhiều thêm?
Vậy là ông Tổng Bí Thư băn khoăn vì công an “bị kẻ địch mua chuộc”... Có phải là tình báo Trung Quốc hay Mỹ mua chuộc các tướng công an CSVN? Hay chỉ đơn giản là các tướng công an tụự chuyển biến?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.