Hôm nay,  

Làng Sét Đánh

9/20/200200:00:00(View: 5138)
Bạn,
Theo báo Nông Nghiệp VN, tại tỉnh Hà Tĩnh có làng Sơn Lộc ở huyện Can Lộc được cư dân địa phương gọi là làng “sét đánh” vì năm nào ở đây, dông sét cũng hoành hành dữ dội, gây thiệt hại không nhỏ. Sét đánh chết người cả ngoài đồng, trên đường và trong nhà, cả trước và sau cơn dông. Người dân ở đây cho biết, làng chỉ có 4 tháng được sống trong thanh bình, 8 tháng còn lại trong năm (từ tháng 2 đến tháng 9), luôn bị dông sét đe dọa. Mỗi khi trời nổi dông, cả làng lo sợ. Báo NNVN ghi lại những thiệt hại và những khốn khổ của dân làng này khi dông sét hoành hành như sau.
Từ 1990 tới nay, mật độ dông sét càng tăng, năm nào dông sét cũng gây thiệt hại. Năm 1990, sét đánh chết 3 người, bị thương 3 người. Năm 1991 chết 2 người, 3 bị thương. Năm 1992 và 1993, mỗi năm 2 người chết, 2 bị thương. Từ năm 1994 đến 2001, 5 người chết, 6 người bị thương... Số tài sản bị thiệt hại gồm 38 cột điện bị gãy, 8 ngôi nhà dân, 1 ngôi chùa, một nhà kho hợp tác xã bị hỏng, 1 con trâu bị chết, 4 con trâu, bò khác bị thương, 1 số tài sản khác bị hư hại.

Dông sét quả là một mối đe dọa đến sự sống của người dân Sơn Lộc, bởi sét ở đây, không hoạt động theo quy luật. Thường thì sét đánh chủ yếu từ đầu đến giữa cơn dông. Nhưng ở Sơn Lộc, sét đánh chết người bất cứ lúc nào mỗi khi những yếu tố của dông vẫn còn tiềm ẩn. Đơn cử, ngày 22/6/1990, sét đánh chết 3 người ở ngoài đồng: ngày 8/5/1994, sét lại đánh chết em Nguyễn Trí Quế tại cồn Cổng... đều khi trời chuẩn bị cơn dông. Ngược lại, nhiều vụ sét đánh chết người khi dông đã tan, tưởng chừng như cuộc sống thanh bình đã trở lại, như vụ sét đánh chết em Nguyễn Thị Hoa, lúc 16 giờ ngày 5/5/2001, tại đồng Hoang; đánh chết chị Nguyễn Thị Kỳ lúc chị vừa dắt bò ra đồng... đều khi dông đã tan. Trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh, bị sét đánh chết, còn chồng chị, anh Trần Quốc Luân bị liệt đôi chân bởi “thần sét” gõ cửa nhà anh lúc 20 giờ ngày 9/2/1997. Sét đánh vào nhà anh Nguyễn Trí Nuôi, khiến 2 người bị thương hồi 17 giờ ngày 2/2/2001. Còn ông Báu, ông Châu đến nay vẫn chưa hết kinh hoàng về vụ sét đánh vào nhà ông Nguyễn Hữu Văn hồi 15 giờ ngày 22/5/2000, lúc mà 2 ông đang cùng cả nhà ông Văn ngồi uống nước, 6 người cả chủ và khách đều bị thương, 6 cốc nước chè xanh, 1 quạt điện, 1 tivi bị vỡ tan. Giờ mỗi lần sấm sét, ông Báu, ông Châu kinh hãi trùm chăn để trốn. Trên đường làng, tại đồng Tùng trên con đường liên xã, “thần sét” cũng đánh chết 1 cô giáo, 2 học sinh bị thương. Tại giếng Lai, 2 học sinh đi học về đều bị sét đánh chết...
Bạn,
Theo báo này, được báo cáo của xã, năm 2001, Trung tâm Khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh đã nghiên cứu hiện tượng dông sét điển hình ở đây. Giám đốc Trung tâm KHCN Hà Tĩnh Nguyễn Đình Hải cho biết: Qua khảo sát bước đầu, gần 10km2 của Sơn Lộc có đến 24 trọng điểm đánh phá của “thần sét” và thiệt hại do dông sét gây nên ở đây trong 10 năm qua là một điển hình trong cả VN. Theo ông Hải, trong điều kiện ngân sách tỉnh hạn hẹp, ngoài việc nghiên cứu về dông sét ở Sơn Lộc, đề tài chống sét cho làng này sẽ lấy chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về dông sét cho người dân để họ chủ động phòng tránh và tự đầu tư thiết bị chống sét tại nhà mình là chính. Mỗi thiết bị chống sét cho gia đình từ 500 - 1.5 triệu đồng. Nhưng Sơn Lộc lại là làng nghèo và có tới hơn 1,700 gia đình. Không thể bỏ làng, người dân Sơn Lộc phải tiếp tục sống trong lo âu, sợ hãi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những người nhện được nhắc đến trong lá thư này là những công nhân của 1 công ty xây dựng. Hàng ngày, họ treo mình trên độ cao chóng mặt không kém gì người nhện trong phim của Hollywood Chính họ, với công việc thầm lặng và vô cùng nguy hiểm, đã góp phần tạo nên những cao ốc lớn trong thành phố Sài Gòn. Báo Tuổi Trẻ viết những công nhân này qua đoạn ký sự như sau.
Theo Sở Thanh tra Bộ Giáo dục-Đào tạo, từ cuối năm 2001 đến nay, các tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại VN đã kiểm tra, rà soát được hơn 1.2 triệu văn bằng chứng chỉ ,qua đó, đã phát giác được gần 7,000 người sử dụng văn bằng chứng chỉ giả, trong số đó có nhiều quan chức giữ các chức vụ trọng yếu tại các địa phương, như chánh án, giám đốc công ty quốc doanh tỉnh, giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng phòng các cơ quan chuyên môn. Báo Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
Nhắc đến trong lá thư này là những người mà hạnh phúc của họ là nhìn thấy đồng hương có cuộc sống ổn định. Họ sẵn lòng giúp đỡ dù đôi khi chỉ nhận được những lời trách móc, chửi bới và cả lừa lọc từ người mà họ cưu mang. Đó là chuyện của ba người trong một xã nghèo tỉnh Phú Thọ đang tha phương tìm kế sinh nhai. Báo Thanh Niên kể như sau.
Tại VN, có con vào đại học là mơ ước của tất cả những người làm cha, làm mẹ. Đó không chỉ là niềm vui của một gia đình mà đôi khi còn là của cả một dòng tộc. Thế nhưng những khoản chi phí để lo cho con mình được ngồi trên ghế giảng đường lại là một gánh nặng không phải là nhỏ với các bậc phụ huynh, nhất là khi họ là những nông dân quanh năm "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất";
Người dân ở TP SG hiện nay có thể mua phim sex dễ dàng như mua tờ báo, bao thuốc lá hay viên thuốc tây. Thậm chí, họ không cần ra khỏi nhà cũng có người sẵn sàng mang đến nếu có nhu cầu.Thị trường băng đĩa "đen" nóng lên sau vụ "hai sinh viên Hải Phòng" và hàng loạt phim sex "made in Vietnam'' được tung ra. Kéo theo đó xuất hiện nhan nhản những đội quân bán hàng di động trên các cây cầu trong thành phố. Báo TNVN viết như sau.
Chuyện này xảy ra tại 1 xã ở miền Bắc VN. Đó là xã Xuân Cẩm thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cả xã có bốn thôn ven sông thì đã có ba thôn cắt bán sông thuộc địa phận thôn mình. Các thôn trưởng của ba thôn này đã áp dụng lệ làng hơn phép nước, tự ký hợp đồng bán phần sông chảy qua địa phận của thôn cho các chủ tàu khai tác cát.
Mặc dù mới phát triển vài năm gần đây nhưng nghề trang điểm đã và đang thu hút nhiều cô theo đuổi nghề này làm kế mưu sinh. Những tiệm cho thuê áo cưới, những cửa hàng ảnh viện ngoài những công việc chuyên môn họ cũng mở thêm các lớp dạy trang điểm hàng ngày.
Từ tháng 3 đến nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhưng các đường dây thi thuê vào các trường đại học niên khóa 2004-2005 đã ráo riết vào cuộc. Năm trước, nhiều đường dây bị phát giác, khởi tố, nhưng không vì thế mà hình thức gian lận này không còn. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Trong cuộc hội thảo giáo dục đại học do Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức tại Hà Nội cách đây 2 tuần, nhiều nhà nghiên cưú giáo dục trong và ngoài nước đã nhận xét rằng hệ thống giáo dục đại học tại VN quá yếu kém so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, không hội đủ các quy chuẩn của đại học quốc tế, và điều đáng nói là các giáo sư, giảng viên đại học đã giảng dạy như là "những thợ dạy", không có thời gian và điều kiện nghiên cứu. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Khảo sát của Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên VN đối với 326 nữ công nhân làm việc tại ba khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) Sài Gòn là Tân Thới Hiệp, Tân Bình và Linh Trung, cho biết có đến 72.2% thường xuyên bị stress. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận một số trường hợp như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.