Hôm nay,  

Làng Đúc Tượng 500 Năm

20/06/200300:00:00(Xem: 4593)
Bạn,
Ở ngoại thành Hà Nội, có làng Thiết Úng chuyên nghề đúc tượng hơn 500 năm, từ khoảng thế kỷ 15-16. Đến thời Nguyễn, làng có mấy chục cụ được phong Hàn lâm Bá Hộ, tức nghệ nhân làng nghề như hiện nay. Nghề thủ công truyền thống đã được quan tâm từ thời bấy giờ.... Hiện nay, làng nghề đục tượng gỗ từ nhiều đời này đang giậm chân tại chỗ. Dù vậy, người dân vẫn giữ chặt cái nghề của ông cha để lại, trong số có nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu. Ông Lưu là người làm nghề gần 60 năm nay ở làng, ngoài đục chạm gỗ ông còn được tiếng có nghề chạm ngà tinh vi, sắc sảo. Báo SGGP viết về làng nghề này như sau.
Thiết Úng có tên nôm là làng Ống (thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh), cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km. Vậy mà rất ít người biết đến ngôi làng này. Được biết, làng Thiết Úng là một trong 3 làng nghề nằm trong đề án xây dựng làng du lịch sinh thái của Hà Nội. Hai làng Kiêu Kỵ và Bát Tràng đã được triển khai, còn dân làng Ống vẫn ngong ngóng chờ sự đổi thay, để cái nghề đục thủ công mỹ nghệ làng mình được mở mày mở mặt. Còn hiện giờ, có tới 1.001 lý do để người ta không thể đến với làng Ống. Nào là giao thông không thuận tiện, làng không có một quy hoạch làng nghề cụ thể, mạnh ai nấy làm. Nào là giá cả chưa thống nhất, chất lượng hàng khó đồng đều. Số lượng hàng chợ tràn lan, gây mất uy tín.

Theo ông Lưu, phần lớn các sản phẩm làm ra tại làng chỉ ở dạng sơ chế. Sau đó, các sản phẩm được xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Họ mua sản phẩm của mình về tái chế, rồi bán với giá gấp vài chục lần giá nhập. Đây cũng chính là nỗi đau của những người thợ có nghề mà không được phát huy hết khả năng ngay trên làng nghề của mình. Đương nhiên, đến làng Ống, người ta không thể không đến thăm những cơ sở sản xuất của nhà ông Nguyễn Văn Lưu, ông Đồng Thế Hiển và cơ sở sản xuất của chàng trai trẻ tuổi Dương Huy Toản. Anh Toản là một thợ trẻ thích sự mới mẻ, ngoài đục tượng gỗ, anh còn tìm đến với nghệ thuật tre lũa. Anh tự hào nói: "Tôi sang Trung Quốc, thấy người ta làm đồ mỹ nghệ bằng tre lũa rất đẹp. Và ngay lúc đó tôi đã có ý định sẽ làm thử, tại sao Việt Nam là đất tre lại không làm được. Vậy là tôi lặn lội khắp nơi để tìm được những bụi tre lâu năm, kiếm từng thế gốc và rễ tre ưng ý để tạo ra những tác phẩm. Một số người nước ngoài đến đây rất thích những mẫu được tạo từ tre lũa tôi làm ra."
Về nghệ thuật đục tượng của những thợ trẻ hiện nay, anh Toản công nhận: Lớp trẻ chúng tôi tiếp thu rất nhanh tinh hoa của các cụ nghệ nhân xưa, nhưng chưa thể làm kỹ càng và tinh tế như các cụ được. Cái đó cần phải được trau dồi qua nhiều năm, và nó cũng phụ thuộc vào sự rèn luyện của bản thân mỗi người.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, khi được hỏi về sự kế thưà của các nghệ nhân trẻ, với cái nhìn của một người làm nghề lâu năm, ông Lưu không khỏi lo lắng: "Nay bọn trẻ hầu như là làm bừa, chẳng có chuẩn mực nghệ thuật nào. Đây là vấn đề mà chúng tôi trăn trở bấy lâu nay. Nhưng làng nghề đang như cuộn chỉ rối, gỡ đâu cũng khó." Theo lời kể của ông Lưu, cách học xưa rất đáng để thế hệ trẻ áp dụng. Chính bản thân ông đã khổ luyện với nghề nhiều năm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.