Hôm nay,  

Diễn Viên Lồng Tiếng

17/06/200300:00:00(Xem: 5219)
Bạn,
Các hãng phim VN đang gặp khó khăn trong quy trình hoàn chỉnh phần âm thanh. Do chưa có trang thiết bị thu thanh đồng thời với giai đoạn quay, nên phim Việt buộc phải lồng tiếng. Từ nhu cầu này, một số diễn viên của sân khấu thoại kịch, cải lương, xướng ngôn viên phát thanh có thêm công việc kiếm sống với nghề diễn viên lồng tiếng. Báo Thế Giới Phụ Nữ viết về nghề lồng tiếng trong phim tại VN như sau.
Diễn viên lồng tiếng phải có những tố chất đặc biệt như chất giọng đẹp, đầu óc nhanh nhạy để có thể hiểu, bắt chước được cái thần và khớp lời nhân vật mà mình lồng tiếng. Phần lớn họ đều được chọn lọc từ các diễn viên của các nhà hát kịch. Trong số diễn viên nữ lồng tiếng chuyên nghiệp Minh Hằng, Hương Dung, Bích Ngọc, Lan Hương, Thúy Phương, Bích Thủy, Bảo Ngọc, Thùy Dương, Hồng Vân, Tú Trinh thì chỉ có một số ít người có thể lồng được nhiều giọng địa phương khác nhau: giọng miền Nam, miền Trung, miền Bắc, giọng thị thành, nông thôn, giọng dân tộc.
Đội ngũ lồng tiếng cho nhân vật trung niên, già còn tạm ổn, nhưng giọng lồng cho các nhân vật nữ trẻ hoặc trẻ con, đặc biệt là lồng tiếng cho phim hoạt hình rất hiếm. Những phim gần đây, chỉ có giọng của Thùy Dương, cô sinh viên lớp đạo diễn Đại học Sân khấu-Điện ảnh là thuyết phục nhất.
Công việc lồng tiếng được thực hiện trong phòng cách âm tại các trung tâm điện ảnh và truyền hình ở các thành phố. Bởi vậy, thuận lợi duy nhất đối với các diễn viên lồng tiếng là không dãi nắng dầm mưa ngoài hiện trường như các diễn viên diễn xuất, nhưng khó khăn lớn là ở thù lao và thời gian. Trung bình, thời gian lồng tiếng cho 1 tập phim truyền hình là 2 ngày đêm, với kinh phí 2.9 triệu đồng mặc cho nhiều hay ít diễn viên. Có phim nhân vật chính, thứ là 24 người, nhân vật phụ tới 34 người, chưa kể diễn viên quần chúng. Điều này khiến công việc lồng tiếng rất khó điều tiết.

Diễn viên Hương Dung, với hơn 10 năm làm nghề lồng tiếng than thở: "Phải cùng nghề với nhau mới thông cảm được. Với số tiền khoảng 3 triệu đồng cho diễn viên lồng tiếng của một tập phim, có người phải lồng cho 2-3 vai cùng lúc, tất nhiên phải giả giọng và chỉ lồng cho các vai phụ thôi. Kinh phí và thời gian eo hẹp như vậy nên việc khán giả chê trách rằng tiếng diễn viên quá quen khi xem phim là điều không tránh khỏi. Chúng tôi cũng biết vậy nhưng lực bất tòng tâm". Với phim điện ảnh, thù lao có khá hơn một chút, nhưng yêu cầu công việc lại cao hơn nhiều. Đó là chưa kể đến những trục trặc thường xảy ra. Ví dụ, vừa xong việc lồng tiếng cho một vai trong phim, cô diễn viên lại phải theo đoàn đi biểu diễn xa. Sau khi duyệt, đạo diễn yêu cầu sửa lại câu thoại của cô ấy, người phụ trách lại phải tìm một diễn viên khác có giọng na ná để mạ tiếng, sửa thoại. Một mảng khá hóc là lồng tiếng cho phim nước ngoài. Phải tập đi tập lại, sửa lời thoại sao cho vừa khít với khẩu hình của nhân vật trong khi người nước ngoài sử dụng ngôn ngữ đa âm, tiếng Việt là đơn âm.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, việc lồng tiếng cho một tập phim truyền hình thường phải làm việc trong hai ngày đêm nên diễn viên phải chịu cường độ rất căng, có khi phải thức cả đêm, nếu chưa đến vai của mình thì có thể tìm một góc nào đó để chợp mắt một lúc cho đỡ mệt. Có gia đình diễn viên ly tán vì người bạn đời không thông cảm được với công việc hay đi đêm về hôm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.