Hôm nay,  

Nghề Bị Dịch Gà Gây Họa

12/02/200400:00:00(Xem: 5046)
Bạn,
Dịch cúm gà đã gây đại họa cho 2 ngành: đó là nghề nuôi loài thủy sinh Artemia và sản xuất cầu lông ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc gây thiệt hại nặng nề cho hàng chục triệu người trực tiếp chăn nuôi, mua bán gia cầm, dịch cúm tác động rất lớn đến những người làm dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, các sản phẩm từ gia cầm trong cả VN. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo giải thích của một chuyên viên kỹ thuật ở Trường Đại học Cần Thơ, phân gà là nguồn thức ăn tốt nhất cho Artemia, với hàm lượng đạm lên đến 60%. Nếu sử dụng thức ăn khác thay thế, giá thành sẽ tăng gấp đôi nhưng chất lượng trứng bào xác Artemia sẽ giảm đi nhiều. Được biết, trước thời điểm dịch, giá 1 bao phân gà khoảng 15 ngàn đồng. Mỗi hecta Artemia cần đến 150 bao phân gà. Nay nguồn thức ăn này không còn, muốn tìm nguồn khác thay thế cho diện tích hàng trăm hecta quả là không dễ. Ông Sơn Thành Kha, Trưởng ấp Xung Thum B, xã Lai Hòa (Vĩnh Châu, Sóc Trăng), nói: Không còn phân gà làm thức ăn, vụ Artemia này cầm chắc trắng tay. Cuộc sống của bà con vốn rất khó khăn, nay càng khó khăn gấp bội. Ngoài chuyện cơm áo hằng ngày, bà con lại phải lo tìm sinh kế mới, quả là nan giải.

Tương tự, nghề sản xuất cầu lông ở đồng bằng sông Cửu Long cũng thê thảm. Hiện nay, lông vịt- nguyên liệu chính dùng để sản xuất cầu lông- ở các cơ sở Hoàng Yến, Hải Yến và Sao Kim chỉ còn đủ dùng trong vòng... 1 tháng. Ông Nguyễn Ảnh Phước, chủ doanh nghiệp cầu lông Hoàng Yến (Chợ Mới, An Giang), nói: Điều tôi lo nhất là tháng sau, khi nguồn nguyên liệu đã cạn, không biết giải quyết việc làm cho 500 công nhân như thế nào. Chúng tôi đã từng tổ chức sản xuất thêm mặt hàng gỗ ghép, tre bông... nhưng do đầu ra chưa ổn định nên chỉ có thể giải quyết việc làm cho vài chục lao động. Trước khi xảy ra dịch cúm, hãng Hoàng Yến mỗi tháng sản xuất trên 18 ngàn lố cầu (mỗi lố 12 chiếc), tiêu thụ bình quân 2 tấn lông vũ/tháng. Sản phẩm cầu lông Hoàng Yến từng được xuất cảng sang Pháp, Đài Loan, Đức, Lào, Campuchia và Philippinnes, được khách hàng đánh giá cao. Hiện nay, khách đến hợp đồng mua hàng rất nhiều, nhưng chúng tôi không dám ký vì tìm đâu ra nguyên liệu" Sắp tới, có lẽ phải chuyển sang sản xuất cầu nhựa cung cấp cho thị trường. Nhưng cầu nhựa có một số nhược điểm so với cầu lông, liệu thị trường có chấp nhận" ông Phước nói.
Tại hãng sản xuất cầu lông Hải Yến (Mỹ Tho, Tiền Giang), tình hình cũng bi đát, mặc dù công ty này sản xuất khá nhiều mặt hàng không có lông như vợt, thảm, lưới, quần áo thể thao, giày, vớ... Hải Yến là hãng sản xuất cầu lông hàng đầu VN với hơn 700 công nhân, mỗi tháng xuất xưởng 100 ngàn hộp cầu, chiếm 70% thị phần trong nước. Sản phẩm cầu lông Hải Yến được chọn sử dụng chính thức tại các giải thi đấu cấp quốc gia từ 1995 đến nay, hiện sản phẩm của Hải Yến đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới.
Bạn,
Báo NLĐ dẫn lời ông Vĩnh Thanh, Giám đốc Công ty Thể thao Hải Yến, trình bày về thực trạng của nghề sản xuất cầu long trong cơn đại dịch như sau: "Đối với nghề sản xuất cầu lông, dịch cúm gia cầm là một thảm họa, là cái chết không báo trước. Hiện nay, giá cầu lông Hải Yến trên thị trường đang tăng rất cao nhưng lại rất khó mua. Tôi đang lo không biết rồi đây các vận động viên cầu lông sẽ tập luyện và thi đấu bằng loại cầu gì khi không còn lông để sản xuất cầu."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.