Hôm nay,  

Cá Bông Lau Miền Tây

16/03/200600:00:00(Xem: 5711)
Bạn,

Theo báo Cần Thơ, tại miền Tây Nam phần, cá bông lau là đặc sản của dòng sông Hậu. Từ ngày khai hoang mở đất đến nay, trải qua mấy trăm năm, cư dân miền Tây vẫn xem con cá này là một trong những sản vật quí hiếm mà dòng sông hiền hòa ban cho. Hàng năm, cứ vào đầu tháng 11 âm lịch, gió chướng thổi về thì từng đàn cá bông lau lại tìm về sông Hậu và hiện nay, tháng giêng, hai âm lịch đang là giữa mùa đánh bắt cá bông lau.

Trong một phóng sự về mùa cá bông lau sông Hậu, phóng viên báo Cần Thơ đã dẫn lời của ông Ba Hưng, 82 tuổi, ở ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, kể lại: "Hồi tui theo ba má tui về đây, từ mé sông trở vô xung quanh vùng này toàn rừng cây, sình lầy, lung trấp, thú vật hoang dã không hà. Ở ngoài sông Hậu, cá mắm thôi vô số kể. Tới mùa gió chướng, cá nược từng bầy tung tăng, lặn hụp đuổi theo ghe, cá hô cả trăm ký phóng đùng đùng ngoài sông, còn cá bông lau đi từng bầy". Thuở ấy, để bắt cá, ngư dân thường dùng lưới gai nhưng thông dụng nhất vẫn là câu.

Báo Cần Thơ cho biết: ngày nay, cá bông lau ít hơn nên cũng không còn mấy người đi câu mà chuyển sang thả lưới đan bằng sợi nilon. Tại huyện Bình Minh có nhiều ngư dân chuyên nghề bắt cá bông lau nổi tiếng từ đời này sang đời khác. Vào mùa, xuồng lớn, xuồng nhỏ, phao lưới xanh đỏ giăng kín dòng sông Hậu mênh mông từ vàm Trà Ôn cho tới Bình Thủy, Ô Môn.. Ông Ba Quang, một ngư dân ở ấp Thành Phú, xã Thành Lợi, Bình Minh, chuyên câu, lưới cá lâu đời trên sông Hậu, nay lớn tuổi đã nhường nghề lại cho các con. Ông nói: "Mỗi năm, khi con gió chướng hây hẩy thổi về là dân hạ bạc như tụi tui thấy như có cái gì đó rạo rực trong lòng, nhớ mấy con cá bóng tròn, đen nhẩy cả chục ký lô nhảy soi sói, nhớ đám bạn chài ven sông không chịu được; thế là lại lo lưới cụ chuẩn bị cho một mùa cá mới".

Báo Cần Thơ ghi nhận rằng con cá bông lau thường đi săn mồi từng bầy vào lúc nước rong. Nghề nào cũng có luật chơi của nó cả. Cho nên cư dân sống ven đoạn sông nào thì đánh bắt ở đoạn sông ấy. Hễ khi thấy con nước vừa nhửng lớn là ngư dân đâm xuồng và ngư cụ ra sông. Người đến trước thả lưới trước, người đến sau thả lưới sau, thứ tự đàng hoàng từ hạ lưu cho đến thượng lưu, nhường nhịn nhau chứ không khéo dẫn đến mích lòng. Nước lớn đầy, ngư dân kéo lưới bắt cá, nghỉ ngơi. Chừng khi nước giựt ròng lại tiếp tục thả lưới từ thượng lưu dài về hướng hạ lưu, cuốn lưới, đem cá đi cân cho vựa.

Bạn,

Cũng theo báo Cần Thơ, ngày xưa, hễ đến mùa khô, hết việc đồng áng thì mấy ông chủ cả, công tử trong vùng thường dong thuyền về sông Hậu vừa để chơi bời, đàn hát vừa để thưởng thức "thứ nhất là cá cháy Trà Ôn, thứ nhì là cá bông lau xứ Cái Vồn", những món ngon hiếm có ở trên đời. Ngày nay, cá cháy không còn nhưng cá bông lau vẫn tiếp tục là đặc sản của dòng sông Hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.