Hôm nay,  

Đê Bao Sông Sài Gòn

24/05/200200:00:00(Xem: 4344)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, hiện nay hệ thống đê bao quanh sông Sài Gòn trên địa bàn quận 2, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn... đã xuống cấp ở mức báo động. Có đoạn quá mong manh, chỉ cần đợt triều cường cũng bị vỡ. Báo TT ghi nhận về hiện trạng này qua đoạn như sau.

Trên điạ bàn TP hiện nay có 334 km đê bao, trong đó hầu hết tuyến đê bao sông Sài Gòn thuộc quận 2, quận 9, và Thủ Đức đãõ xuống cấp từ nhiều năm qua. Trong khi đó, dự án naọ vét gia cố đê giai đoạn 2 ở quận Thủ Đức, dự án thủy lợi Bình Lợi B, Tam Tân-Thái Mỹ...lại vẫn cứ nằm trên giấy. Giải thích nguyên nhân, một viên chức của Xí nghiệp quản lý và khai thác thủy lợi, đơn vị thi công dự án cải tạo hệ thống đê bao khu vực quận Thủ Đức, cho biết do thiếr kế không phù hợp với nền móng yếu, giá thành xây dựng dội lên rất cao nên phải điều chỉnh lại.â

Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TPSG Lê Thành Bảo Đức, cho biết: "Hiện nay tuyến đê bao trên toàn điạ bàn thành phố rất phức tạp và không đồng bộ nên rất dễ xảy ra tình trạng vỡ đêâ bao. Chúng tôi đã đề nghị thành phố tập trung kinh phí đầu tư cải tạo. Riêng dự án cải tạo tuyến đê bao ven sông Sài Gòn và gia cố các tuyến đê bao nhánh như Rạch Cầu Làng, rạch Gò Dưa, rạch cầu ông Dầu.... đã trình và đang chờ TP phê duyệt.

Tại phường Hiệp Bình Chánh, mộr cư dân tên là Hồng, ở khu phố 8, hướng dẫn phóng viên TT xem một số doạn đê bao con rạch cầu Làng bị nứt nẻ, cây cối chằng chịt bỏ hoang lâu ngày, có đoạn đất bùn chuồi xuống lòng con rạch, Ở tuyến đê naỳ, chỉ trong 3 tháng mà 4-5 lần vỡ đê bao , nứớc tràn bờ có nơi ngập sâu hơn 1.5 mét. Nghiêm trọng nhất là đợt triều cường hồi tháng 2-2002, một đoạn đê bao bị vỡ dài hơn 30 mét trên phần đất ông Tràn Thế Lâm. Chưa kịp gia cố thì một đoạn đê khác nằm trên phần đất ông Trần Văn Hoàng tiếp tục bị vỡ làm toàn bộ khu phố 8 chìm trong biển nước.Hay đoạn đê thuộc khu đất của công ty điạ ốc Sài Gòn ở khu phố 9, phường Hiệp Bình Chánh đã nhiều năm nay không được gia cố nên đợt triều cừờng vưà qua cũng gây thiệt hại cho cư dân.

Còn dọc tuyến đê bao trong cuả phường Thanh Lộc, nhiều đoạn đê bị khoét dạng hàm ếch, người dân phải gia cố tạm băng vài cây cừ giữ đất chân đê nhưng các biện pháp thủ công naỳ không chống đỡ nổi trưốc đợt triều cường nhỏ đầu tháng 5-2002, đoạn đê bao dài 10 mét bị vỡ và gây ngập hơn 2 hecta hoa màu. Trước đó, tại khu vực phưòng Thạnh Xuân, quận 12, tuy nhiều hộ dân đã tự gia cố bàng cách đóng thêm cừ tràm dưới chân đê bao để giữ đất không sạt lở, thế nhưng gặp ngày triều cường là toàn bộ khu vực trong phường vẫn bị ngập.

Bạn,
Cũng theo báo TT, hiên nay nhánh đê bao sông Sài Gòn-Đồng Nai (giáp quận 9) dài 32 km và tuyến đê bao sông Sài Gòn từ Củ Chi đến Bình Thạnh dài 15 km đã hơn 20 năm nay chưa được đầu tư gia cố. Theo các đơn vị quản lý hệ thống thủy lợi, tuy hàng năm thành phố đều chi 30-50 tỉ dồng để gia co tạm thời những điểm xung yếu nhưng do hệ thống đê bao không đồng bộ nên chuyện vỡ đê vẫn cứ xảy ra khi khi có triều cường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.