Hôm nay,  

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

10/20/200600:00:00(View: 3467)

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền núi của tỉnh Quảng Nam, nạn đói đang đe dọa cư dân của nhiều bản làng đã bị tàn phá sau cơn lũ lớn của bão số 6. Trong tình cảnh nhà cửa tan hoang, đất canh tác bị hư hại, nhà cửa bị đổ nát, nhiều người dân phải vào núi tìm nguồn thực phẩm lâm sản để kiếm sống. Báo SGGP ghi nhận thảm trạng này tại một làng miền núi thuộc huyện Đại Lộc qua đoạn  ký sự  như sau.

Vượt gần 100 cây số từ Đà Nẵng, phóng viên tìm về làng Yều, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam nơi có 168 người sắc tộc Cơtu đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất sau bão số 6 và có nguy cơ bị đói trong thời gian tới.

Làng Yều nằm cách trung tâm xã miền núi Đại Hưng khoảng chừng 10 cây số. Rơm rác còn treo trên đầu ngọn cây như một minh chứng cho làng vừa trải qua cơn lũ lớn. Sau cơn bão số 6, làng Yều chỉ còn là một đống đổ nát. 35 căn nhà còn thơm mùi vôi vữa đã sụp đổ gần như hoàn toàn. Làng chỉ còn lại vài người ngơ ngác nhìn đống đổ nát. Số còn lại họ đã trở về làng cũ, nơi núi cao cách đó khoảng chừng 6 cây số để dựa vào rừng kiếm sống.Theo chân một viên chức xã Đại Hưng, phóng viên gặp chị A Lăng Thị Brơ cùng hai đứa con nhỏ đang ngồi chống cằm tựa lưng vào tường. Chị cùng chồng là A Lăng Điệp và 3 đứa con vừa được địa phương vận động từ bỏ tập tục đốt nương làm rẫy xuống ở tại một khu nhà mới để làm ăn sinh sống cùng đồng bào người Kinh cũng như dễ bề cho con cái ăn học.

Thế nhưng, chỉ vừa đến ở nhà mới chừng một tháng, cơn bão số 6 ập đến và cả làng trở nên tan hoang. Chị A Lăng Thị Brơ than thở: "Mình vừa xuống đây ở để con đi học cho gần, nay sắp phải trở lại rừng thôi vì nhà đã sập rồi. Chồng mình nó trở lại rừng rồi. Từ bữa nhà sập đến giờ, nhà mình được  cho 25 ký gạo nên cái bụng cũng được no. Nhưng gạo sắp hết rồi, cái bụng nhà mình chuẩn bị đói rồi, chắc cũng phải về rừng làm rẫy thôi!" Cùng cảnh ngộ, 5 người trong gia đình ông A Lăng Sự cùng hàng trăm người dân Cơtu làng Yều phải về lại làng cũ để sinh sống vì nhà đã đổ nát. Cả già làng A Lăng Vương cũng đã rời làng.

Bạn,

Cũng theo SGGP, cho đến nay, làng Yều cũng chưa hề nhận được sự trợ giúp nào từ các cấp chính quyền CSVN địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân. Nhà sụp, công việc không có, 35 gia đình người dân Cơtu lại quay về với phát nương, làm rẫy và nguy cơ bị đói là rất cao.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình dành cho hộ nghèo, hộ khó khăn đã được giải ngân cho cán bộ UBND xã Hội Sơn (Anh Sơn, Nghệ An).
Ông là cán bộ Văn Phòng Chính phủ, đã nghỉ hưu, nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải),
Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Dân trồng mía Quảng Ngãi thê thảm: Chưa năm nào người trồng mía ở Quảng Ngãi lại khổ sở trước cảnh thiếu nhân công thu hoạch mía như năm nay.
Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào 19 giờ 15 phút ngày 5/5 tại khu nhà xưởng tạm tại ngã ba Tam Trinh - Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội; thiêu rụi một lượng lớn điều hòa và máy móc trong khu nhà xưởng này.
Báo Tuổi Trẻ kể rằng ông Võ Đình Tâm - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết đơn vị này nhận được 10 đơn phản ánh
Cán bộ lúc nào cũng mưu tính chuyện đốt tiền... vì thế nào cũng có những cục tiền được nhét vào gầm bàn. Đó là hoàn cảnh chung của quốc doanh.
Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, bạn đã làm gì? Mỗi hoàn cảnh, một khác nhau, và với những suy nghĩ dị biệt nhau.
Báo Dân Trí cho biết sau tỉnh An Giang, là tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, đoạn thuộc ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình).
Mẹ và quê hương là hai chủ đề trở đi, trở lại trong thơ Trần Trung Đạo. Nhưng không có gì trở thành quen thuộc trong thơ họ Trần. Tất cả đều tươi mới, đều là những cảm xúc trôi chảy tự nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.