Hôm nay,  

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

10/20/200600:00:00(View: 3400)

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền núi của tỉnh Quảng Nam, nạn đói đang đe dọa cư dân của nhiều bản làng đã bị tàn phá sau cơn lũ lớn của bão số 6. Trong tình cảnh nhà cửa tan hoang, đất canh tác bị hư hại, nhà cửa bị đổ nát, nhiều người dân phải vào núi tìm nguồn thực phẩm lâm sản để kiếm sống. Báo SGGP ghi nhận thảm trạng này tại một làng miền núi thuộc huyện Đại Lộc qua đoạn  ký sự  như sau.

Vượt gần 100 cây số từ Đà Nẵng, phóng viên tìm về làng Yều, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam nơi có 168 người sắc tộc Cơtu đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất sau bão số 6 và có nguy cơ bị đói trong thời gian tới.

Làng Yều nằm cách trung tâm xã miền núi Đại Hưng khoảng chừng 10 cây số. Rơm rác còn treo trên đầu ngọn cây như một minh chứng cho làng vừa trải qua cơn lũ lớn. Sau cơn bão số 6, làng Yều chỉ còn là một đống đổ nát. 35 căn nhà còn thơm mùi vôi vữa đã sụp đổ gần như hoàn toàn. Làng chỉ còn lại vài người ngơ ngác nhìn đống đổ nát. Số còn lại họ đã trở về làng cũ, nơi núi cao cách đó khoảng chừng 6 cây số để dựa vào rừng kiếm sống.Theo chân một viên chức xã Đại Hưng, phóng viên gặp chị A Lăng Thị Brơ cùng hai đứa con nhỏ đang ngồi chống cằm tựa lưng vào tường. Chị cùng chồng là A Lăng Điệp và 3 đứa con vừa được địa phương vận động từ bỏ tập tục đốt nương làm rẫy xuống ở tại một khu nhà mới để làm ăn sinh sống cùng đồng bào người Kinh cũng như dễ bề cho con cái ăn học.

Thế nhưng, chỉ vừa đến ở nhà mới chừng một tháng, cơn bão số 6 ập đến và cả làng trở nên tan hoang. Chị A Lăng Thị Brơ than thở: "Mình vừa xuống đây ở để con đi học cho gần, nay sắp phải trở lại rừng thôi vì nhà đã sập rồi. Chồng mình nó trở lại rừng rồi. Từ bữa nhà sập đến giờ, nhà mình được  cho 25 ký gạo nên cái bụng cũng được no. Nhưng gạo sắp hết rồi, cái bụng nhà mình chuẩn bị đói rồi, chắc cũng phải về rừng làm rẫy thôi!" Cùng cảnh ngộ, 5 người trong gia đình ông A Lăng Sự cùng hàng trăm người dân Cơtu làng Yều phải về lại làng cũ để sinh sống vì nhà đã đổ nát. Cả già làng A Lăng Vương cũng đã rời làng.

Bạn,

Cũng theo SGGP, cho đến nay, làng Yều cũng chưa hề nhận được sự trợ giúp nào từ các cấp chính quyền CSVN địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân. Nhà sụp, công việc không có, 35 gia đình người dân Cơtu lại quay về với phát nương, làm rẫy và nguy cơ bị đói là rất cao.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở giồng như trường hợp thầy giáo Nguyễn Văn T. đã tha lỗi cho học trò đâm mình, như bản tin của VienamNet cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Thế giới này vẫn còn đẹp một phần nhờ những tấm lòng vàng thánh thiện luôn luôn nghĩ, nói và làm vì người khác, những bữa cơm chay từ thiện tại Sài Gòn là biểu hiện quý giá của nghĩa cử cao đẹp này, như báo Người Lao Động cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Có phải vì nghèo quá hay vì đó là nét đặc biệt của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa mà người dân có thể làm bất cứ chuyện gì để kiếm lời không cần biết đến sức khỏe của người khác và lợi ích xã hội, nên mới có chuyện chế thuốc trị bệnh ung thư mà làm bằng “bột than tre,” như báo Người Lao Động cho biết hôm 10 tháng 4 như sau.
Giá đất tại đảo Phú Quốc tăng như vàng khiến cho những con buôn đổ xô đi mua đất với giá 800 triệu đồng mà bán lại tới 18 tỉ đồng, theo bản tin của Zing.vn cho biết hôm 10 tháng 4. Bản tin Zing kể như sau.
Đào Tấn là ông tổ hát bội Việt Nam. Ông sinh 3 tháng 4 năm 1845. Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam, từ trần năm 1907.
Ở trong đất nước xã hội chủ nghĩa VN với con người chỉ biết giành giựt để kiếm ăn và bao nhiêu tệ nạn xã hội, vẫn còn có những tấm lòng vàng còn quý hơn vàng thật. Đò là câu chuyện làm mềm lòng người về một nhân viên nhà quàng đã trả lại 2 lượng vàng cho người đã bỏ quên, theo bản tìn hôm 7 tháng 4 của báo Người Lao Động online.
Hữu Loan ra đời ngày 2 tháng 4, 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Và từ trần ngày 18/3/2010. Ông là một trong vài nhà thơ lớn của VN. Và bị chính quyền CSVN trù dập nhiều thập niên vì trong nhóm Nhân Văn Guai Phẩm.
Tưởng là Lào quốc muốn học gì ở Việt Nam… Hóa ra là học cách xét duyệt phong chức Giáo sư, Phó Giáo sư… Quả là chuyện lạ. Sao Lào không xin học theo Nhật hay Singapore về xét duyệt Giáo sư? Có trời mới biết chuyện gì đây.
Phiên tòa xử các nhà dân chủ kết thúc... Các bản án rất nặng. Bất kể quốc tế can thiệp. Có thời nào như thế không? Chỉ trừ thời Pháp thuộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.