Hôm nay,  

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

10/20/200600:00:00(View: 3266)

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền núi của tỉnh Quảng Nam, nạn đói đang đe dọa cư dân của nhiều bản làng đã bị tàn phá sau cơn lũ lớn của bão số 6. Trong tình cảnh nhà cửa tan hoang, đất canh tác bị hư hại, nhà cửa bị đổ nát, nhiều người dân phải vào núi tìm nguồn thực phẩm lâm sản để kiếm sống. Báo SGGP ghi nhận thảm trạng này tại một làng miền núi thuộc huyện Đại Lộc qua đoạn  ký sự  như sau.

Vượt gần 100 cây số từ Đà Nẵng, phóng viên tìm về làng Yều, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam nơi có 168 người sắc tộc Cơtu đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất sau bão số 6 và có nguy cơ bị đói trong thời gian tới.

Làng Yều nằm cách trung tâm xã miền núi Đại Hưng khoảng chừng 10 cây số. Rơm rác còn treo trên đầu ngọn cây như một minh chứng cho làng vừa trải qua cơn lũ lớn. Sau cơn bão số 6, làng Yều chỉ còn là một đống đổ nát. 35 căn nhà còn thơm mùi vôi vữa đã sụp đổ gần như hoàn toàn. Làng chỉ còn lại vài người ngơ ngác nhìn đống đổ nát. Số còn lại họ đã trở về làng cũ, nơi núi cao cách đó khoảng chừng 6 cây số để dựa vào rừng kiếm sống.Theo chân một viên chức xã Đại Hưng, phóng viên gặp chị A Lăng Thị Brơ cùng hai đứa con nhỏ đang ngồi chống cằm tựa lưng vào tường. Chị cùng chồng là A Lăng Điệp và 3 đứa con vừa được địa phương vận động từ bỏ tập tục đốt nương làm rẫy xuống ở tại một khu nhà mới để làm ăn sinh sống cùng đồng bào người Kinh cũng như dễ bề cho con cái ăn học.

Thế nhưng, chỉ vừa đến ở nhà mới chừng một tháng, cơn bão số 6 ập đến và cả làng trở nên tan hoang. Chị A Lăng Thị Brơ than thở: "Mình vừa xuống đây ở để con đi học cho gần, nay sắp phải trở lại rừng thôi vì nhà đã sập rồi. Chồng mình nó trở lại rừng rồi. Từ bữa nhà sập đến giờ, nhà mình được  cho 25 ký gạo nên cái bụng cũng được no. Nhưng gạo sắp hết rồi, cái bụng nhà mình chuẩn bị đói rồi, chắc cũng phải về rừng làm rẫy thôi!" Cùng cảnh ngộ, 5 người trong gia đình ông A Lăng Sự cùng hàng trăm người dân Cơtu làng Yều phải về lại làng cũ để sinh sống vì nhà đã đổ nát. Cả già làng A Lăng Vương cũng đã rời làng.

Bạn,

Cũng theo SGGP, cho đến nay, làng Yều cũng chưa hề nhận được sự trợ giúp nào từ các cấp chính quyền CSVN địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân. Nhà sụp, công việc không có, 35 gia đình người dân Cơtu lại quay về với phát nương, làm rẫy và nguy cơ bị đói là rất cao.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.