Hôm nay,  

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

20/10/200600:00:00(Xem: 3485)

Nạn Đói Ở 1 Bản Làng

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền núi của tỉnh Quảng Nam, nạn đói đang đe dọa cư dân của nhiều bản làng đã bị tàn phá sau cơn lũ lớn của bão số 6. Trong tình cảnh nhà cửa tan hoang, đất canh tác bị hư hại, nhà cửa bị đổ nát, nhiều người dân phải vào núi tìm nguồn thực phẩm lâm sản để kiếm sống. Báo SGGP ghi nhận thảm trạng này tại một làng miền núi thuộc huyện Đại Lộc qua đoạn  ký sự  như sau.

Vượt gần 100 cây số từ Đà Nẵng, phóng viên tìm về làng Yều, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam nơi có 168 người sắc tộc Cơtu đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất sau bão số 6 và có nguy cơ bị đói trong thời gian tới.

Làng Yều nằm cách trung tâm xã miền núi Đại Hưng khoảng chừng 10 cây số. Rơm rác còn treo trên đầu ngọn cây như một minh chứng cho làng vừa trải qua cơn lũ lớn. Sau cơn bão số 6, làng Yều chỉ còn là một đống đổ nát. 35 căn nhà còn thơm mùi vôi vữa đã sụp đổ gần như hoàn toàn. Làng chỉ còn lại vài người ngơ ngác nhìn đống đổ nát. Số còn lại họ đã trở về làng cũ, nơi núi cao cách đó khoảng chừng 6 cây số để dựa vào rừng kiếm sống.Theo chân một viên chức xã Đại Hưng, phóng viên gặp chị A Lăng Thị Brơ cùng hai đứa con nhỏ đang ngồi chống cằm tựa lưng vào tường. Chị cùng chồng là A Lăng Điệp và 3 đứa con vừa được địa phương vận động từ bỏ tập tục đốt nương làm rẫy xuống ở tại một khu nhà mới để làm ăn sinh sống cùng đồng bào người Kinh cũng như dễ bề cho con cái ăn học.

Thế nhưng, chỉ vừa đến ở nhà mới chừng một tháng, cơn bão số 6 ập đến và cả làng trở nên tan hoang. Chị A Lăng Thị Brơ than thở: "Mình vừa xuống đây ở để con đi học cho gần, nay sắp phải trở lại rừng thôi vì nhà đã sập rồi. Chồng mình nó trở lại rừng rồi. Từ bữa nhà sập đến giờ, nhà mình được  cho 25 ký gạo nên cái bụng cũng được no. Nhưng gạo sắp hết rồi, cái bụng nhà mình chuẩn bị đói rồi, chắc cũng phải về rừng làm rẫy thôi!" Cùng cảnh ngộ, 5 người trong gia đình ông A Lăng Sự cùng hàng trăm người dân Cơtu làng Yều phải về lại làng cũ để sinh sống vì nhà đã đổ nát. Cả già làng A Lăng Vương cũng đã rời làng.

Bạn,

Cũng theo SGGP, cho đến nay, làng Yều cũng chưa hề nhận được sự trợ giúp nào từ các cấp chính quyền CSVN địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân. Nhà sụp, công việc không có, 35 gia đình người dân Cơtu lại quay về với phát nương, làm rẫy và nguy cơ bị đói là rất cao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện te bậy ở Sài Gòn... có mô hình là phạt tiền... Phải chăng cũng là công thức mới sẽ áp dụng khắp thành phố? Nhưng phải có đu nhà vệ sinh chớ...
Bạo lực có ngay từ nhà trẻ, lớp mầm non. Báo Hà Nội Mới kể về chuyện bạo hành trẻ tại nhóm lớp Mầm non Sen Vàng: Chấm dứt hợp đồng đối với hai giáo viên.
Một vài ghi nhận: dân mình xài Tết tưng bừng, như thế là kích thích kinh tế... nhưng lại nhậu quá, đụng xe nhiều, chết chóc nữa.
Bản tin LĐ kể rằng tối mùng 7 tháng giêng, du khách thập phương đã nô nức về chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) để mua lộc, cầu may.
Trong thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (từ năm 2011 - 2015), ông Nguyễn Sĩ Kỷ phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk có nhiều sai phạm trong việc tuyển dụng giáo viên,
Nghe các quan nói năm nay đã giảm 70% hiện tượng quan chức địa phương về Hà Nội xếp hàng chúc tết quan chức trung ương. Mừng quá, đỡ kẹt xe?
Bây giờ mới hiểu tại sao rất nhiều người không muốn bỏ Tết âm lịch: tiền khắp nơi, tiền như mưa... Đó là khi Chùa Hương đón du khách, đông vô số kể.
Khởi đầu là báo Pháp Luật Plus kể chuyện ở Hà Giang: Hạt Trưởng Kiểm lâm huyện Bắc Quang say xỉn tông liên hoàn nhiều ô tô?
Có đôi khi bất chợt, nghe tin một người trẻ, còn rất trẻ vừa lìa đời… Có vẻ như cuộc đời bất công. Hôm nay nghe tin một diễn viên từ trần ở tuổi 33, lòng mình như chùng xuống. Đời người sao quá ngắn.
Thế gian đầy nỗi lo... từ phố ra chợ.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.