Hôm nay,  

Thân Phận Dân Bốc Xếp

22/07/199900:00:00(Xem: 7038)
Bạn,
Theo báo trong nước, hiện thành phố Sài Gon có gần 1 ngàn công nhân sinh nhai bằng nghề bốc vác ở các giang cảng như Bình Đông, Hàm Tử, Nguyễn Duy và các bến xa, nhà ga tàu lửa. Hàng ngày, những công nhân ngành này hàng ngày phải bán mồ hôi, sức người để rồi chỉ nhận được những khoản thù lao ít ỏi. Mới đây, nỗi lo về mưu sinh của họ lại gia tăng khi bộ tài chánh và tổng cục thuế CSVN bày ra thuế giá trị gia tăng (VAT) đánh trên các mặt hàng nhập cảng, sản xuất và các loại hình dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ bốc vác. Quyết định này khiến cho các hợp tác xã phải giảm tiền công của công nhân để đóng thuế, hoặc cắt các khoản tiền tích lũy, tiền đóng bảo hiểm y tế cho công nhân. Cùng với nỗi lo do ảnh hưởng của thuế VAT, người công nhân khuân vác còn phải đối mặt thường xuyên với tình trạng thất thường về việc làm. Thân phận và sự khốn cùng của thành phần lao động bốc xếp được báo Sài Gòn ghi nhận như sau.
Bốc vác là một nghề tưởng đơn giản nhưng lại đầy cạnh tranh, đặc biệt là tại ga Sóng Thần, vùng đệm giữa Sài Gòn và Bình Dương. Ở đây có hai đơn vị bốc vác hoạt động đan xen nhau là Hợp tác xã Thủ Đức 2 và Hợp tác xã Thuận An (Bình Dương). Ở các bến xe thì công nhân bốc vác hoạt động trong hợp tác xã phải cạnh tranh với lực lượng bốc vác của các cửa hàng. Cùng ở trong ga Sóng Thần, song hè bên kia là lãnh địa của hợp tác xã bạn, không được bén mảng tới. Từ khi giá công bốc vác bị thả nổi, không còn được cơ quan chức năng ấn định như thời bao cấp thì thu nhập của anh chị em trở nên “hẻo” chưa từng có. Các chủ hàng ngày nay khỏe re vì thái độ phục vụ của lao động bốc vác đã đổi hẳn. Không ai dám đòi tiền bồi dưỡng của chủ hàng, mà lại phải chịu trách nhiệm trọn gói: nhận bốc vác, kiểm điểm hàng hóa giao cho phía chủ hàng. Ít có người nào dám làm khó với người quản lý mình vì họ hiểu phải làm tốt mới tạo được uy tín, mới có được việc để làm, “có tạ lên vai mới có ăn”. Họ buộc phải làm theo ca vì không có đủ việc để làm cả ngày. Nhiều lúc mưa bão, đường bị tắc, tàu không chạy, nhiều công nhân bốc vác phải lang thang ở bến Nguyễn Duy, bến Vân Đồn, bến Bình Đông tìm cách bốc vác cho kho lương thực. Có người phải tạm chuyển sang nghề honda ôm hoặc làm phụ hồ để kiếm sống. Tháng 10 năm ngoái, các cơn bão nối tiếp nhau khiến một số lao động bốc vác phải ăn cháo trừ cơm. Tình hình ngưng trệ sản xuất 6 tháng đầu năm nay đã làm cho các hợp tác xã bốc vác phải chia ca lãnh việc: ca này làm thì ca khác ngồi chơi.

Ông Võ Thành Linh, phó chủ nhiệm Hợp tác xã Thủ Đức 2 cho biết, mức thu nhập trung bình của anh chị em khuân vác ở đây chỉ khoảng 30 ngàn đến 35 ngàn đồng/ngày, có việc là làm, bất kể giờ giấc vì hễ chần chờ là bị chủ hàng bỏ rơi, kêu ngay người khác. Ở hầu hết các hợp tác xã, lực lượng lao động nữ không nhiều, chỉ độ 5-6%, và họ phải chấp nhận những công việc nặng của nam giới: có tạ lên vai mới có ăn. Anh chị em còn phải kiêm luôn việc quét dọn toa tàu sạch sẽ sau khi bốc vác xong. Phải dọn dẹp vệ sinh kho chứa phân hóa học hoặc acid, có anh em không chỉ vã mồ hôi vì lao động nặng mà vì nuốn ói mửa.
Bạn,
Theo ban chủ nhiệm các hợp tác xã, từ ngày 1 tháng 1/1999, thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đối với các loại hình bốc xếp. Hợp tác xã nào không đăng ký thuế thì sẽ không được tích lũy, giữ lại lợi nhuận để lập quỹ tương trợ, bảo hiểm y tế. Một số hợp tác xã khác buộc phải họp đại hội xã viên, sửa đổi điều lệ, quyết định không giữ lại lợi nhuận, không tích lũy để khỏi phải đóng thuế, như thế, tất cả các xã viên khi bị đau ốm thì sẽ không có bảo hiểm y tế, họ phải tự điều trị bằng tiền túi của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính thức, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tới Đã Nẵng tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC ngày 10/11/2017.
Chết bao nhiêu người vì lũ lụt? Và những cán bộ xả lũ làm chết dân vẫn thoát tội sát nhân? Bởi vì, xả lũ đúng quy trình và theo kế hoạch trong khi dân cũng chết đúng quy trình và theo kế hoạch?
Học thêm... khi thầy cô dạy thêm, học trò rủ nhau đi học thêm. Có nên không? Hay là nên tự học?
Chúng ta đang nhìn thấy chất lượng đời sống ngày càng suy thoái. Từ chuyện thuốc giả cho tới văn bằng tiến sĩ giả, cho tới thuốc thật như kém chất lượng và văn bằng thật nhưng học dỏm... Thậm chí khi kêu gọi dân việt xài hàng Việt, chúng ta lại giết nhau vì làm xăng kém chất lượng, thịt heo tiêm thuốc an thần, biển bị đầu độc...
Học Tiến sĩ xong, về nước là bỏ nghiên cứu... chỉ vì lương thấp, thế là ra đi dạy ngày đêm kiếm sống...
Khi trường ép học sinh phải học thêm... thế là hàng trăm học sinh phản đối. Đây là dân chủ manh nha... từ tuổi rất nhỏ. Công an sẽ đàn áp chăng?
Xăng Nhật Bản có gì khác xăng Việt Nam? Xăng Tây, xăng Tàu khác gì xăng ta? Riêng xăng Nhật có khác, khác nhiều lắm.
Di dời bao nhiêu căn nhà ở Sài Gòn? Dự kiến sẽ là hai mươi ngàn căn nhà… Có nghĩa là di dời khoảng 100.000 cư dân ra khỏi khu vực dự kiến.
Đó là những dòng thơ bất tử. Thế hệ nào rồi cũng sẽ đọc, cũng sẽ học. Như những câu: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, trong tuần vừa qua, là tròn 130 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.