Hôm nay,  

Thân Phận Dân Bốc Xếp

22/07/199900:00:00(Xem: 7022)
Bạn,
Theo báo trong nước, hiện thành phố Sài Gon có gần 1 ngàn công nhân sinh nhai bằng nghề bốc vác ở các giang cảng như Bình Đông, Hàm Tử, Nguyễn Duy và các bến xa, nhà ga tàu lửa. Hàng ngày, những công nhân ngành này hàng ngày phải bán mồ hôi, sức người để rồi chỉ nhận được những khoản thù lao ít ỏi. Mới đây, nỗi lo về mưu sinh của họ lại gia tăng khi bộ tài chánh và tổng cục thuế CSVN bày ra thuế giá trị gia tăng (VAT) đánh trên các mặt hàng nhập cảng, sản xuất và các loại hình dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ bốc vác. Quyết định này khiến cho các hợp tác xã phải giảm tiền công của công nhân để đóng thuế, hoặc cắt các khoản tiền tích lũy, tiền đóng bảo hiểm y tế cho công nhân. Cùng với nỗi lo do ảnh hưởng của thuế VAT, người công nhân khuân vác còn phải đối mặt thường xuyên với tình trạng thất thường về việc làm. Thân phận và sự khốn cùng của thành phần lao động bốc xếp được báo Sài Gòn ghi nhận như sau.
Bốc vác là một nghề tưởng đơn giản nhưng lại đầy cạnh tranh, đặc biệt là tại ga Sóng Thần, vùng đệm giữa Sài Gòn và Bình Dương. Ở đây có hai đơn vị bốc vác hoạt động đan xen nhau là Hợp tác xã Thủ Đức 2 và Hợp tác xã Thuận An (Bình Dương). Ở các bến xe thì công nhân bốc vác hoạt động trong hợp tác xã phải cạnh tranh với lực lượng bốc vác của các cửa hàng. Cùng ở trong ga Sóng Thần, song hè bên kia là lãnh địa của hợp tác xã bạn, không được bén mảng tới. Từ khi giá công bốc vác bị thả nổi, không còn được cơ quan chức năng ấn định như thời bao cấp thì thu nhập của anh chị em trở nên “hẻo” chưa từng có. Các chủ hàng ngày nay khỏe re vì thái độ phục vụ của lao động bốc vác đã đổi hẳn. Không ai dám đòi tiền bồi dưỡng của chủ hàng, mà lại phải chịu trách nhiệm trọn gói: nhận bốc vác, kiểm điểm hàng hóa giao cho phía chủ hàng. Ít có người nào dám làm khó với người quản lý mình vì họ hiểu phải làm tốt mới tạo được uy tín, mới có được việc để làm, “có tạ lên vai mới có ăn”. Họ buộc phải làm theo ca vì không có đủ việc để làm cả ngày. Nhiều lúc mưa bão, đường bị tắc, tàu không chạy, nhiều công nhân bốc vác phải lang thang ở bến Nguyễn Duy, bến Vân Đồn, bến Bình Đông tìm cách bốc vác cho kho lương thực. Có người phải tạm chuyển sang nghề honda ôm hoặc làm phụ hồ để kiếm sống. Tháng 10 năm ngoái, các cơn bão nối tiếp nhau khiến một số lao động bốc vác phải ăn cháo trừ cơm. Tình hình ngưng trệ sản xuất 6 tháng đầu năm nay đã làm cho các hợp tác xã bốc vác phải chia ca lãnh việc: ca này làm thì ca khác ngồi chơi.

Ông Võ Thành Linh, phó chủ nhiệm Hợp tác xã Thủ Đức 2 cho biết, mức thu nhập trung bình của anh chị em khuân vác ở đây chỉ khoảng 30 ngàn đến 35 ngàn đồng/ngày, có việc là làm, bất kể giờ giấc vì hễ chần chờ là bị chủ hàng bỏ rơi, kêu ngay người khác. Ở hầu hết các hợp tác xã, lực lượng lao động nữ không nhiều, chỉ độ 5-6%, và họ phải chấp nhận những công việc nặng của nam giới: có tạ lên vai mới có ăn. Anh chị em còn phải kiêm luôn việc quét dọn toa tàu sạch sẽ sau khi bốc vác xong. Phải dọn dẹp vệ sinh kho chứa phân hóa học hoặc acid, có anh em không chỉ vã mồ hôi vì lao động nặng mà vì nuốn ói mửa.
Bạn,
Theo ban chủ nhiệm các hợp tác xã, từ ngày 1 tháng 1/1999, thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đối với các loại hình bốc xếp. Hợp tác xã nào không đăng ký thuế thì sẽ không được tích lũy, giữ lại lợi nhuận để lập quỹ tương trợ, bảo hiểm y tế. Một số hợp tác xã khác buộc phải họp đại hội xã viên, sửa đổi điều lệ, quyết định không giữ lại lợi nhuận, không tích lũy để khỏi phải đóng thuế, như thế, tất cả các xã viên khi bị đau ốm thì sẽ không có bảo hiểm y tế, họ phải tự điều trị bằng tiền túi của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.