Hôm nay,  

Thân Phận Dân Bốc Xếp

7/22/199900:00:00(View: 6959)
Bạn,
Theo báo trong nước, hiện thành phố Sài Gon có gần 1 ngàn công nhân sinh nhai bằng nghề bốc vác ở các giang cảng như Bình Đông, Hàm Tử, Nguyễn Duy và các bến xa, nhà ga tàu lửa. Hàng ngày, những công nhân ngành này hàng ngày phải bán mồ hôi, sức người để rồi chỉ nhận được những khoản thù lao ít ỏi. Mới đây, nỗi lo về mưu sinh của họ lại gia tăng khi bộ tài chánh và tổng cục thuế CSVN bày ra thuế giá trị gia tăng (VAT) đánh trên các mặt hàng nhập cảng, sản xuất và các loại hình dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ bốc vác. Quyết định này khiến cho các hợp tác xã phải giảm tiền công của công nhân để đóng thuế, hoặc cắt các khoản tiền tích lũy, tiền đóng bảo hiểm y tế cho công nhân. Cùng với nỗi lo do ảnh hưởng của thuế VAT, người công nhân khuân vác còn phải đối mặt thường xuyên với tình trạng thất thường về việc làm. Thân phận và sự khốn cùng của thành phần lao động bốc xếp được báo Sài Gòn ghi nhận như sau.
Bốc vác là một nghề tưởng đơn giản nhưng lại đầy cạnh tranh, đặc biệt là tại ga Sóng Thần, vùng đệm giữa Sài Gòn và Bình Dương. Ở đây có hai đơn vị bốc vác hoạt động đan xen nhau là Hợp tác xã Thủ Đức 2 và Hợp tác xã Thuận An (Bình Dương). Ở các bến xe thì công nhân bốc vác hoạt động trong hợp tác xã phải cạnh tranh với lực lượng bốc vác của các cửa hàng. Cùng ở trong ga Sóng Thần, song hè bên kia là lãnh địa của hợp tác xã bạn, không được bén mảng tới. Từ khi giá công bốc vác bị thả nổi, không còn được cơ quan chức năng ấn định như thời bao cấp thì thu nhập của anh chị em trở nên “hẻo” chưa từng có. Các chủ hàng ngày nay khỏe re vì thái độ phục vụ của lao động bốc vác đã đổi hẳn. Không ai dám đòi tiền bồi dưỡng của chủ hàng, mà lại phải chịu trách nhiệm trọn gói: nhận bốc vác, kiểm điểm hàng hóa giao cho phía chủ hàng. Ít có người nào dám làm khó với người quản lý mình vì họ hiểu phải làm tốt mới tạo được uy tín, mới có được việc để làm, “có tạ lên vai mới có ăn”. Họ buộc phải làm theo ca vì không có đủ việc để làm cả ngày. Nhiều lúc mưa bão, đường bị tắc, tàu không chạy, nhiều công nhân bốc vác phải lang thang ở bến Nguyễn Duy, bến Vân Đồn, bến Bình Đông tìm cách bốc vác cho kho lương thực. Có người phải tạm chuyển sang nghề honda ôm hoặc làm phụ hồ để kiếm sống. Tháng 10 năm ngoái, các cơn bão nối tiếp nhau khiến một số lao động bốc vác phải ăn cháo trừ cơm. Tình hình ngưng trệ sản xuất 6 tháng đầu năm nay đã làm cho các hợp tác xã bốc vác phải chia ca lãnh việc: ca này làm thì ca khác ngồi chơi.

Ông Võ Thành Linh, phó chủ nhiệm Hợp tác xã Thủ Đức 2 cho biết, mức thu nhập trung bình của anh chị em khuân vác ở đây chỉ khoảng 30 ngàn đến 35 ngàn đồng/ngày, có việc là làm, bất kể giờ giấc vì hễ chần chờ là bị chủ hàng bỏ rơi, kêu ngay người khác. Ở hầu hết các hợp tác xã, lực lượng lao động nữ không nhiều, chỉ độ 5-6%, và họ phải chấp nhận những công việc nặng của nam giới: có tạ lên vai mới có ăn. Anh chị em còn phải kiêm luôn việc quét dọn toa tàu sạch sẽ sau khi bốc vác xong. Phải dọn dẹp vệ sinh kho chứa phân hóa học hoặc acid, có anh em không chỉ vã mồ hôi vì lao động nặng mà vì nuốn ói mửa.
Bạn,
Theo ban chủ nhiệm các hợp tác xã, từ ngày 1 tháng 1/1999, thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đối với các loại hình bốc xếp. Hợp tác xã nào không đăng ký thuế thì sẽ không được tích lũy, giữ lại lợi nhuận để lập quỹ tương trợ, bảo hiểm y tế. Một số hợp tác xã khác buộc phải họp đại hội xã viên, sửa đổi điều lệ, quyết định không giữ lại lợi nhuận, không tích lũy để khỏi phải đóng thuế, như thế, tất cả các xã viên khi bị đau ốm thì sẽ không có bảo hiểm y tế, họ phải tự điều trị bằng tiền túi của mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là nhập hộ khẩu Sài Gòn sẽ có tiêu chuẩn cụ thể hơn, và điều kiện dễ hơn. Báo Tuổi Trẻ kể: Thống nhất tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân tối thiểu để đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà do mượn, thuê, ở nhờ trên địa bàn TP.SG là 20m2/người.
Nói ngọng, nói ngọng, nói ngọng... là chuyện có thể sửa được. Vì đó là thói quen tập nhiễm ở địa phương, khi trẻ em lớn lên và học nói theo người lớn. Vấn đề là, phải sửa ngay từ thời rất nhỏ...
Những người có tài một chút thường ngó cao hơn chỗ họ đứng… và đôi khi ngó cao, lại dễ té.
Báo Gia Đình Mới kể chuyện Bắc Giang: Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, nhóm trẻ Vân Vũ 2 đã ngừng hoạt động do chưa được cấp phép, giáo viên liên quan đến sự việc cũng tạm nghỉ việc.
Câu chuyện xảy ra ở Đà Nẵng... Chính quyền đòi một ngôi chùa phải di tản... Bản tin RFA ghi nhận về chuyện “Dẹp chùa An Cư: Mục đích chính để triệt hạ cơ sở của Giáo hội Việt Nam Thống Nhất”...
Thành phố Hội An quá tải... Đông vô số kể... Chật chội kể gì... Báo Dân Trí kể: TP Hội An hiện có 92 ngàn dân nhưng mỗi năm đón trên 4 triệu du khách trong và ngoài nước. Du khách ngày càng đông nhưng hạ tầng đô thị, cơ sở đón tiếp, dịch vụ cho du khách… chưa phát triển tương xứng nên đô thị cổ Hội An trở nên quá tải…
Vậy là Việt Nam sẽ gia nhập thêm một hiệp ước thương mại... Báo Dân Việt kể: Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, 11 nước tham gia CPTPP có quy mô dân số 502,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số thế giới, quy mô GDP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại 10.000 tỷ USD.
Vậy là Trịnh Xuân Thanh sẽ về Đức? Các quan tham nhũng sẽ có những cách hạ cánh ở hải ngoại? Nguyễn Phú Trọng trở thành trò hề quốc tế? Vậy là, tốn biết bao nhiêu là công sức, tiền bạc, tai tiếng... trong khi đó, khi Trịnh Xuân Thanh về Đức, sẽ viết tiểu thuyết bán cho các nhà xuất bản Đức và hốt bộn bạc...
Giáo viên dưới chuẩn phải đào tạo lại... nghĩa là tốn tiền, tốn thì giờ, tốn công sức... nhất là khi phải đào tạo lại tới 80.000 giáo viên.
Câu chuyện nữ sinh viên sư phạm khi bán dâm bốn lần mới bị đuổi cho thấy điều lạ: tại sao các đại học khác không có quy định như thế? Có phải nữ sinh viên ngành y, ngành dược, ngành du lịch... không cần quy định như thế? Hay phải chăng, các quan chức giáo dục muốn đùa giỡn?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.