Hôm nay,  

Làm Giấy Ơû Rừng

14/05/200200:00:00(Xem: 4448)

Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, từ một bài viết về lễ hội chơi diều của người sắc tộc Raglai tại tỉnh Ninh Thuận, một số nhà nghiên cứu người Nhật đã phát giác ra kỹ thuật làm giấy của dân sắc tộc này. Hóa ra, người Raglai đã biết làm giấy từ lâu đời. Đến Ninh Thuận các nhà nghiên cứu lại được biết: “Ngày xưa người Raglai làm giấy và người Chăm viết chữ...” Câu chuyện về nghề làm giấy của dân sắc tộc Raglai đã được phóng viên báo TT ghi nhận như sau qua cuộc tiếp xúc với một nghệ nhân cao niên tại một làng của người Raglai ở Ninh Thuận.
Cách thị xã Phan Rang 50 km đường bộ, thôn giá của xã Phước Hà nằm dựa lưng vào núi Parapo, dãy núi mà người Raglai còn gọi là núi Nhọn. Ông Ô Rai Tiêu chỉ tay: Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đó, bà con người Raglai ở đây từ bao đời nay rồi. Cạnh lòng hồ Tân Giang, nhìn những xóm nhà thưa thớt, xác xơ trong cơn nắng hạn, không ai ngờ nơi đây là cái nôi phát sinh nghề làm giấy truyền thống của người Raglai.

Ông Ô Rai Tiêu ngồi xuống trong gian bếp chật hẹp bắt đầu kể về nghề giấy ”có từ đời xa xưa nào đó”. Người Raglai làm giấy xuất phát từ thú chơi thả diều. Hàng năm lễ hợi Papăn Kalang Pô Giang In (thả diều mừng ngài Pô Giang In) qui tụ rất đông con gái con trai, người già, người trẻ thả diều. Nghề làm giấy may diều cũng có tuổi giống như tuổi của người sắc tộc Raglai, không xác định được thời gian xuất hiện từ bao giờ. Để làm giấy người Ragali phải vào rừng tìm cây sanh, cây si và cây bồ đề. Dùng dao, rựa tước vỏ cây, bỏ lớp ngoài rồi cột lấy lớp vỏ lụa bên trong, đem về băm nhỏ trộn với tro cho vào lu đất buộc thật mềm. Luộc xong đem ra suối rửa sạch tro, rồi cho vỏ cây đã luộc vào cối giã thành bột. “Giả phải thật nhuyễn, mịn thì chất lượng giấy mới tốt, xong đem đổ tất cả vào lu, dùng cây tre khuấy đều, gạn lọc nhiều lần bằng vải thưa cho bột tơi ra thật mịn. Sau đó lấy bẹ chuối bè thành những chiếc khuôn hình vuông to nhỏ tùy ý. Trên mỗi chiếc khuôn phủ một tấm vải mỏng, thưa, dùng gai hoặc tre vót nhọn cắm căng tấm vải để chuẩn bị tráng bột giấy. Tiếp theo ra bờ suối, đào lõm một khoảng đất, muốn làm bao nhiêu tấm giấy thì đào bấy nhiêu chỗ lõm, sau đó dẫn nước suối vào để cho nước tĩnh, đặt tấm khuôn nổi trên mặt nước, rồi múc bột trong lu tráng đều lên trên mặt vải. Cứ nhìn cái khuông, chỗ nào thấy vải là giấy bị mỏng quá, chỗ nào không thấy vải là giấy hơi dày, phải tráng đều. Tráng xong thì tháo nước từ từ cho khuôn hạ xuống. Phải tháo từ từ, nếu không mặt giấy bị nhăn nhúm ngay. Sau đó nhấc khuôn giấy đem lên phơi trong bóng râm, đặt khuôn hơi nghiêng để giấy mau ráo nước rồi đem phơi nắng ép giữa hai tấm ván cho thẳng, khi khô hẳn là có thể dùng được.
Bạn,
Phóng viên TT kể tiếp: Ông Ô Rai Tiêu cầm trên tay một mảnh giấy còn giữ được thuở nào, chỉ cho phóng viên TT xem chỗ dày, chỗ mỏng. Ông tỏ ý tiếc không thể làm ngay một mẻ giấy vì “mùa này năm nay hạn quá, các con suối gần như khô hết nước. Với lại nếu còn trẻ, có đi xa bao nhiêu để lấy vỏ cây, chúng tôi cũng đi được, thích làm diều quá mà, bây giờ thì phải sáng sớm, mát trời mới lên núi nổi”, đôi mắt của ông già Raglai 71 tuổi hấp háp cười.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.