Hôm nay,  

Đá Quảng Xây Kinh Thành

11/01/200200:00:00(Xem: 4535)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, kinh thành Huế đã được xây bằng đá lấy từ một làng đá ở Quảng Nam. Đó là làng đá Xuân Tây, thuộc xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, một làng bán sơn địa có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Và nổi tiếng bởi nghề đá truyền thống từ hai thế kỷ qua. Những nghệ nhân điêu khắc ở Non Nước, (gần Đà Nẵng) đã dùng đá Xuân Tây để khắc thành những bức tượng nghệ thuật. Chuyện về làng này được NLĐ ghi lại như sau.

Trong một lần ghé thăm làng, phóng viên NLĐ được nghe ông Phan Văn Hướng, 88 tuổi, là một trong những người làm nghề đá của thế hệ trước (thuộc đời thứ 5 từ khi có làng đá), kể: Người đầu tiên đến khai thác đá là một người thuộc dòng họ Huỳnh ở Non Nước bây giờ. Dân làng Xuân Tây lúc đầu chỉ làm phụ, dần dà học được nghề, hình thành nên làng nghề truyền thống. Khi xây kinh thành Huế, triều đình nhà Nguyễn ra lệnh cho dân Xuân Tây cung cấp đá. Dân chúng ngày đêm khai thác đá, đẽo thành từng khối rồi chuyển xuống ghe ở sông Thu Bồn chở ra bến Đà Nẵng cất lên ghe bầu chở ra Huế. Ngay cả tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) cũng lấy đá từ Xuân Tây chuyển xuống, rồi dùng voi kéo lên để xây dựng tháp. Ai có dịp về Đà Nẵng khi ghé làng mỹ nghệ Non Nước thì khó quên những bức tượng bằng đá xanh làng Xuân Tây được các nghệ sĩ điêu khắc tạc thành những tượng sư tử, Quan Âm, mẹ bồng con, người đàn bà xõa tóc thật sống động, du khách thường mua về làm quà tặng bạn bè.

Theo những cụ già, dưới lòng đất của làng, nơi nào cũng có đá, nhưng phải biết nhìn vào thớ đá, vân đá để biết đá ăn sâu hướng nào, gõ trên mặt đất để biết nơi nào đá già đá non, gõ vào bề mặt đá để đoán độ dày, độ chín của đá, gốc của đá bao giờ cũng nằm hướng Bắc, ngọn hướng Nam. Muốn khai thác, phải san bằng bề mặt và đào hầm. Diện tích hầm rộng đến vài chục mét. Khi đào xuống 3 mét đầu tiên sẽ gặp lớp đá đỏ dày chừng 1 mét, lớp đá này phải bỏ đi. Đào tiếp 1 mét sẽ gặp lớp đá ráng cứng, đá này không dùng để khắc tượng mà để làm đá hộc kè sông, xây dựng. Tiếp tục đào xuống chừng 6 mét sẽ gặp lớp đá có vân (khi mài sẽ xuất hiện những vòng tròn trên mặt đá), lớp đá này có thể dùng để khắc tượng. Theo các thợ đá thì dựa vào chiều sâu dưới lòng đất để phân loại đá và giá cả. Tầng các sâu thì đá có chất lượng tốt, giá càng cao. Đá sâu tầng 9, 10 là loại đá xanh, chắc và tốt nên được chuyển vào Non Nước làm đồ mỹ nghệ hay sử dụng khắc tượng, giá khoảng 1 triệu đồng/mét khối. Đá tầng 7,8 dùng làm bia mộ, đá mài, cối xay, lát nền, lát bậc tam cấp, giá chừng 80 ngàn đồng/mét khối. Việc đưa đá lên khỏi hầm cũng khá gian nan, đá nhỏ được hai người nâng lên vai cho người thứ ba vác lên, đá lớn dùng dây buộc rồi vài ba chục người vừa kéo, vừa đẩy lên hầm. Việc đục đá cũng không đơn giản. Một thợ đục đá ở làng Xuân Tây nói: Nghề này không dễ đâu, tôi mất 3 năm mới làm được.

Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, nghề khai thác đá đã giải quyết việc làm cho một số lao động thất nghiệp ở vùng quê Xuân Tây vốn khô cằn, thiếu đất canh tác. Lương của người thợ đục đá chừng 1 triệu đồng/tháng (tính theo sản phẩm), nếu làm công nhật thì được 20 ngàn/ngày. Tuy vậy, để có được mức thu nhập trên, họ phải làm việc vất vả trong môi trường ô nhiễm. Họ không được bảo hộ lao động dù đây là loại lao động nhọc nhằn, dễ bị tai nạn. Chưa kể hàng ngày công nhân phải hít thở không khí đầy bụi đá ở nơi này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.