Hôm nay,  

Khách Xe Đò Bị “hành”…

18/08/199900:00:00(Xem: 7050)
Bạn,
Tại Sài Gòn có hai bến xe chính: bến xe Miền Tây dành cho các tuyến đường xe đi về các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, bến xe Miền Đông dành cho các tuyến đường đi về các tỉnh ở miền Đông Nam phần, Tây Nguyên, và tuyến đường Nam-Bắc. Riêng với tuyến đường Đà Lạt, ngoài bến chính ở bến xe Miền Đông còn có một số bến “di động” dành cho các xe chạy chui, không vào hợp tác xã. Điều đáng nói là trong thời gian qua, số lượng khách lên Đà Lạt bằng xe đò đã giảm đi rõ rệt. Theo phân tích của các chuyên viên ngành giao thông, lý do chính là từ lúc lên xe họ bị hành hạ đủ kiểu. Ngay trong mùa hè năm 1999 này, số lượng người lên Đà Lạt vẫn vắng. Tại bến xe Miền Đông Sài Gòn mỗi ngày có 15 xe khách chạy lên Đà Lạt, phần lớn là xe Toyota loại 12 chỗ ngồi. Giá vé xe tốc hành bán tại bến là 43 ngàn đồng (hơn 3 đô) nhưng khi khách lên xe rồi mới biết thế nào là đoạn đường gian truân như nội dung đoạn ký sự sau đây trích từ báo Sài Gòn:
Vừa qua cầu Sài Gòn vài chục cây số, “lơ” xe rước thêm khách cho đủ 22 - 24 người. Kể cả tài xế và lơ, chiếc xe Toyota 12 chỗ bị lên tới 24 - 26 người. Theo quy định, loại xe này được phép chở tối đa 15 người, cả lái xe. Thế nhưng, tất cả các chủ xe đã “độ” lại băng ghế và ghế phụ để lèn khách. Những hành khách có con nhỏ đành phải cho nhỏ ngồi lên đùi suốt chặng đường kéo dài hơn 5 giờ từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Hành khách lên sau cùng thì được đẩy vào hàng ghế do lái xe tự làm ngay sát sau lưng tài xế. Khổ cho ai lưng dài, phải khom lưng không thì đầu đội trần, chân không thể duỗi thẳng vì “chọc” vào người đối diện. Nếu đồ quá nhiều, lơ xe quẳng lên đùi khách nhờ ôm hộ để lấy chỗ chèn thêm nguời. Đáng sợ nhất là cuộc chạy đua giành khách của các tài xế. Có quãng đường họ chạy tới 120 km, vừa lạng lách, vừa thắng gấp như phim Hồng Kông.

Đến địa phận Định Quán Đồng Nai, khi có CSGT chặn đường, lập tức có một “chân gỗ” phóng xe máy như bay báo động cho các tài xế. Những xe chở quá tải vội vàng “vứt” bớt khách sang xe còn thiếu chỗ để khỏi bị phạt. Sau đó lại “nhặt” khi qua mặt CSGT. Đến Bảo Lộc, hành khách bắt đầu xuống, tài xế cho xe chạy chậm, lòng vòng để rước khách chừng... nửa giờ. Khi không rước đủ khách, tài xế cho xe chạy vào trạm xăng và bán toàn bộ khách cho xe khác. Trạm xăng là nơi an toàn nhất để sang bán khách, không sợ bị CSGT dòm ngó. Từ Đà Lạt trở về Sài Gòn, hành khách bị bán nhiều lần hơn, nhất là đoạn từ ngã ba Liên Khương về Bảo Lộc. Từ Đà Lạt đến Liên Khương hơn chục xe chạy đi, chạy lại để “nhặt” khách. Sau đó bán ngay cho xe đã tương đối đông khách. Khá nhiều khách bị lơ xe lừa. Lúc lên xe ở Đà Lạt, lơ xe và “cò” đon đả: “An toàn, đời mới, chạy suốt đến Sài Gòn. Không sang bán khách. Chỉ có 30.000 đ/người, rẻ hơn giá Nhà nước 10.000 đ”. Nhưng rồi hành khách bị bán đi, sang lại 3 - 4 lần. Đến Bảo Lộc, hành khách bị bán lần cuối khi có một xe gần đủ... 24 người. Lơ xe tuyên bố: từ Đà Lạt về Sài Gòn là 45.000 đ/người. Một số hành khách không chịu vì đã thoả thuận trước lúc lên xe chỉ có 30.000 đ/người. Thế là cãi lộn. Có lần lơ xe cầm gậy định đánh khách. Còn đa số tài xế sau khi bán khách, cho xe vù luôn. Xe mua khách thì quát: “Ai không trả đủ 45.000 đồng thì xuống”. Khách đành chịu còn hơn chờ mỏi mắt mới có xe đầy khách về Sài Gòn.
Bạn,
Khi được hỏi về hiện trạng này, nhiều tài xế phân bua rằng đó là điều ngoài ý muốn vì nếu không làm như thế thì chỉ còn nước giải nghệ, một tài xế trên tuyến đường này đã than thở: Chạy xe như ăn cướp, không giành được khách thì không đủ tiền xăng, tiền sửa xe và tiền nộp cho chủ, chưa nói đến tiền nuôi gia đình!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.