Hôm nay,  

Nữ Hoàng Lúa Gạo

7/18/200000:00:00(View: 6866)
Bạn,
Nhân vật được nhắc đến trong lá thư này là Quách Thị Bích Tuyên, chủ doanh nghiệp tư nhân chế biến Kinh doanh lương thực Hiệp Thành Hưng ở Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, người được giới buôn bán nông sản miền Tây gọi là nữ hoàng lúa gạo. Tháng 4/1999, nữ thương gia này đã cùng chồng ẵm 11 tỷ đồng tiền của 1 công ty và 157 người, rồi cao chạy xa bay. Sau hai tháng bỏ trốn, nữ hoàng bị bắt vào tháng 6/1999. Phải mất một năm sau, Công an CSVN Cần Thơ mới hoàn tất vụ án. Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, nạn nhân của nữ hoàng gạo gồm đủ thành phần, nhưng đông nhất vẫn là dân làm nghề hàng xáo, mua lúa chà gạo bán kiếm lời. Địa chỉ của các nạn nhân rải rác khắp nơi ở miền Tây nhưng phần nhiều là dân ở huyện Thốt Nốt. Nhiều người đã làm ăn với bà Tuyên từ đầu đến cuối, cũng có người chỉ mới làm vố đầu tiên. Chiêu thức của bà Tuyên là mua chịu giá cao và tặng quà để lấy lòng.

Viết về thành tích của nữ hoàng này, báo Lao Động ghi nhận như sau: Theo kết quả điều tra, bắt đầu từ năm 1997, doanh nghiệp của bà Tuyên đã không còn cân đối được tài chánh do điều kiện cạnh tranh trong kinh doanh và do nguồn vốn vay sử dụng để mở rộng cơ sở khá lớn. Để cứu vãn tình thế, bà Tuyên bắt đầu thực hiện chiêu thức mua chịu với giá cao để “lấy sau, đắp trước”. Cùng với giá mua cao, bà Tuyên mùa quà tặng cho khách hàng trong dịp Trung thu, Tết và chơi đẹp với người làm công, với bà con lối xóm mỗi khi họ gặp khó khăn để gieo tiếng tốt. Một nạn nhân kể lại: Tôi vác lúa cho chị Năm Tuyên từ hồi Hiệp Thành Hưng mới thành lập. Chị luôn giúp tôi trong cuộc sống. Đến lúc gần bỏ trốn, tôi thấy chị mua gạo giá cao hơn 500 đồng/kg, tôi ham quá. Thật ra cũng có sợ nhưng chị nói: tao có giựt là giựt của người ta chứ tụi bây mà tao lại đi giựt à" Vậy là tôi nghỉ vác mướn, về quê vợ mua chịu lúa, chà gạo bán cho chị. Đến chuyến thứ hai thì chị đi luôn, nợ tôi hơn 11 tấn gạo. Từ đó đến nay tôi không dám về bên quê vợ.

Không phải chỉ có nạn nhân trên, hầu hết những người mà phóng viên báo Người Lao Động tiếp xúc đều có nhận xét: cô Năm Tuyên là người tốt. Một ông tên là H kể: Tôi thấy cô Năm mua chịu nhiều quá cũng hơi nghi, nhưng khi thấy người ta bán bạc cả trăm triệu còn không sợ, mình có vài chục triệu thì lo gì. Bây giờ lỡ ra, nợ nần chồng chất, ân hận cũng không kịp. Không chỉ có nông dân bị gạt mà hai doanh nghiệp quốc doanh cũng bị bùa mê của nữ hoàng. Theo thú nhận của nữ hoàng, từ tháng 3/1999, doanh nghiệp Hiệp Thành Hưng không còn khả năng thực hiện những hợp đồng lớn. Thế nhưng ngày 10/3/1999, Quách Thị Bích Tuyên vẫn ký hợp đồng mua của công ty Ninh Kiều 600 tấn gạo 10% tấm xuất cảng, với tổng giá trị hợp đồng là 1.8 tỉ đồng, kỳ hạn 5 ngày trả đủ bằng tiền mặt. Ngay trong ngày ký hợp đồng, nữ giám đốc Bích Tuyên đã nhận đủ 600 tấn gạo của công ty Ninh Kiều rồi chở qua Xí nghiệp 347 để trừ nợ. Mặc dù Bích Tuyên không thực hiện đúng hợp đồng là trả tiền sau 5 ngày nhận hàng, nhưng công ty Ninh Kiều vẫn cho nữ hoàng tạm ứng 100 triệu đồng vào ngày 23-3-1999 để đến ngày 29-3 lại ký tiếp hợp đồng mua của Bích Tuyên 500 tấn gạo 15% tấm xuất cảng, với tổng giá trị hợp đồng là 1.38 tỷ đồng, và Tuyên được ưu ái ứng trước 80% giá trị hợp đồng với số tiền là 1.2 tỷ đồng.

Bạn,
Trong khi nữ thương gia này lún sâu vào các khoản nợ với nông dân và công ty Ninh Kiều thì thêm một xí nghiệp quốc doanh ở An Giang đến nộp mạng. Qua trao đổi, bà Tuyên đồng ý bán cho xí nghiệp này tổng cộng 1,500 tấn gạo với số tiền là 4 tỉ 110 triệu đồng, xí nghiệp ứng trước 60% giá trị hợp đồng, với số tiền 2 tỉ 446 triệu đồng. Ngay sau khi nhận đủ tiền tạm ứng, hai vợ chồng lập kế đi xa, thế là ông quốc doanh mất toi hơn 2.4 tỷ đồng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tình hình nhân quyền Việt Nam qua hô sơ Formosa lộ rõ màu sắc búa liềm rồi... bất kể thế giới phản đôi. Trong khi đó, có nghi vấn vi cá mập mua là không có giấy phép?
Vậy là y hệt như phim cao bồi bắn súng, bất bình là rút súng ra pằng pằng… Vậy mà, khi công an hỏi tới, hóa ra là súng nhựa. Hay, có phải công an chạy tội cho người khoe súng chăng?
Trong khi Biển Đông sôi động, sóng gió không ngừng, các quan chức ngoaị giao Việt Nam vẫn tưng bừng thu vén cả những món hàng thế giới ngăn cấm, thế là vi cá mập phơi đầy trên maí nhà sứ quán...
Hôm 19/1/2018 vừa qua là tròn 44 năm ngày Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm. Trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Vậy là thê thảm cho công nhân thủy nông Hà Nội, gần 3 năm bị nợ lương mà kêu hoài vẫn không thấy nhúc nhích... Có biết là bao nhiêu gia đình đau khổ chỉ vì quan chức Hà Nội tiền xài như nước, trong khi lương công nhân thủy lợi cứ bị chận hoài.
Vậy là kết thân hơn với Tòa Thánh Vatican, nhưng không biết mức độ tương lai như thế nào. Trong khi đó, chuyện văn nghệ Nội Mông Trung Quốc ca hát tại Hà Nội trong ngày tưởng niệm Hải Chiến Hoàng sa bị ngưng vì “sự cố kỹ thuật” chớ không vì Hoàng Sa. Có biết bao nhiêu triệu người suy nghĩ, tưởng nhớ về Hoàng Sa, vậy mà chỉ cần mấy cô Nội Mông váy Tàu nhảy múa là buồn biết bao nhiêu.
Vậy là robot tới Sài Gòn, làm một tiếp viên nhà hàng... điều này gợi lên suy nghĩ rằng, hàng chục triệu công nhân Việt Nam được chính phủ chuẩn bị kỹ năng gì, khi các hãng xưởng FDI và VN sử dụng robot vào các dây chuyền sản xuất. Phải thay đổi mới theo kịp xứ người, nhưng làm cách nào để thăng tiến cả trăm triệu người dân mới là nan đề.
Học sinh trung học quá kém, thế là lên đại học chới với... Lên đại học may mắn lấy được cử nhân, đa số sẽ đuối sức, hết dám theo lên bậc sau đại học, như Thạc sĩ, Tiến sĩ... Đó là hoàn cảnh chung.
Làm thế nào để chạy đua cách mạng công nghệ 4.0? Phải chăng là nợ lương cho tròn 4 năm? Hay là các quan chức thử tìm hiểu xem cách mạng công nghệ 4.0 có phải là nợ lương nhiều thêm?
Vậy là ông Tổng Bí Thư băn khoăn vì công an “bị kẻ địch mua chuộc”... Có phải là tình báo Trung Quốc hay Mỹ mua chuộc các tướng công an CSVN? Hay chỉ đơn giản là các tướng công an tụự chuyển biến?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.