Hôm nay,  

Giếng Nước Làng Quê

09/02/200300:00:00(Xem: 5363)
Bạn,
Nông thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà gianh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa, người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. Vì thế Cây đa-Giếng nước- Mái chùa đã trở thành những hình ảnh của quê hương, nhất là đối với người xa xứ. Báo quốc nội viết về sự gắn bó của con người miền quê với hình ảnh giếng làng như sau.
Nước mưa là tinh khí của trời cha và được đất mẹ giữ lấy, để từ đây mọi sinh linh sinh sôi và phát triển. Giếng nước là nơi tụ hội nguồn sống, là nơi tích phúc để dân làng ăn nên làm ra, và do đó nó là nơi của niềm hoan lạc kỳ thú. Trong sinh hoạt đời thường, người ta lấy nước giếng về dùng trong sinh hoạt như nước mưa, nó ngọt lăm khoan khoái như móc lành, làm dịu cơn khát và góp phần tạo nên những bữa ăn hàng ngày. Giếng nước còn là chiếc gương lớn để các cô gái ra gánh nước thì tranh thủ soi mình làm duyên. Và vì thế bên giếng làng thường diễn ra những cuộc hò hẹn ân tình lứa đôi.
Trong cái tổng thể văn hoá làng quê bình dị mà lung linh huyền ảo, cây đa có thần, mái chùa có phật thì giếng nước là sự tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Bàn thờ gia tiên ở nhà dân hay bàn thờ thần thánh ở đền, đình đều không thể thiếu được bát nước mưa hay nước giếng. Trước ngày hội làng, bài vị và ngai thờ Thành hoàng đều được mục dục (lau chùi) bằng nước giếng hay nước sông. Và nếu hội có thi nấu cơm hay thi làm cỗ thì đều lấy nước từ giếng làng.

Vài mươi năm nay, nông thôn từ ngày ngói hoá thì nhiều nhà đồng thời cũng có bể nước mưa, và khi triển khai phong trào nước sạch nông thôn thì nhà nhà có giếng đào và giếng khoan, do đó nhiều nơi chiếc giếng làng bị lãng quên và rồi san lấp để lấy mặt bằng xây dựng! Tuy nhiên không ít nơi chiếc giếng vẫn đang tham gia vào cuộc sống thường nhật của dân làng, thậm chí gắn bó với đời sống tâm linh của cả cộng đồng. Làng Giang Xá (Hà Tây) ngay trước cửa đền Lý Nam Đế là một khẩu giếng đất to, mặt thoáng thường xuyên thả bèo ong giữ cho nước giếng luôn trong mát. Làng Hiệp Thuận (Hà Tây) đào trong cù lao nhỏ giữa hồ có đường thông ra, đang là nguồn nước sạch của nhiều nhà. Nhiều nơi, trước cửa đình vẫn còn khẩu giếng bán nguyệt xây gạch Bát Tràng gợi lại khúc sông cong làm nơi tụ thủy-tụ phúc.
Cũng có một số giếng ngày nay không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn được địa phương giữ gìn sạch sẽ, chẳng hạn khẩu giếng ở đầu đình Đại Phùng (Hà Tây) bên dưới xây bằng những thỏi đá ong, còn thành giếng là cả một khối đá ong khoét rỗng lòng, trông thật mộc mạc mà đanh chắc, hay khẩu giếng ở trước nhà Tổ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) có thành giếng là một khối đá xanh khoét rỗng lòng, phía ngoài toả chân ra nền sân giếng tạo thành một đoá sen nở rộ với những cánh hoa chạm khá cầu kỳ.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, giếng làng nay còn ít và cũng ít giá trị thực dụng, nhưng những giá trị văn hoá của nó lại càng đậm trong tâm thức mọi người, và vì thế nó cứ lung linh toả sáng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.