Hôm nay,  

Giếng Nước Làng Quê

2/9/200300:00:00(View: 5393)
Bạn,
Nông thôn Việt Nam xưa phần nhiều là nhà gianh, do đó rất ít nhà có bể nước mưa, người làng chủ yếu dùng nước giếng công cộng để nấu ăn. Vì thế Cây đa-Giếng nước- Mái chùa đã trở thành những hình ảnh của quê hương, nhất là đối với người xa xứ. Báo quốc nội viết về sự gắn bó của con người miền quê với hình ảnh giếng làng như sau.
Nước mưa là tinh khí của trời cha và được đất mẹ giữ lấy, để từ đây mọi sinh linh sinh sôi và phát triển. Giếng nước là nơi tụ hội nguồn sống, là nơi tích phúc để dân làng ăn nên làm ra, và do đó nó là nơi của niềm hoan lạc kỳ thú. Trong sinh hoạt đời thường, người ta lấy nước giếng về dùng trong sinh hoạt như nước mưa, nó ngọt lăm khoan khoái như móc lành, làm dịu cơn khát và góp phần tạo nên những bữa ăn hàng ngày. Giếng nước còn là chiếc gương lớn để các cô gái ra gánh nước thì tranh thủ soi mình làm duyên. Và vì thế bên giếng làng thường diễn ra những cuộc hò hẹn ân tình lứa đôi.
Trong cái tổng thể văn hoá làng quê bình dị mà lung linh huyền ảo, cây đa có thần, mái chùa có phật thì giếng nước là sự tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Bàn thờ gia tiên ở nhà dân hay bàn thờ thần thánh ở đền, đình đều không thể thiếu được bát nước mưa hay nước giếng. Trước ngày hội làng, bài vị và ngai thờ Thành hoàng đều được mục dục (lau chùi) bằng nước giếng hay nước sông. Và nếu hội có thi nấu cơm hay thi làm cỗ thì đều lấy nước từ giếng làng.

Vài mươi năm nay, nông thôn từ ngày ngói hoá thì nhiều nhà đồng thời cũng có bể nước mưa, và khi triển khai phong trào nước sạch nông thôn thì nhà nhà có giếng đào và giếng khoan, do đó nhiều nơi chiếc giếng làng bị lãng quên và rồi san lấp để lấy mặt bằng xây dựng! Tuy nhiên không ít nơi chiếc giếng vẫn đang tham gia vào cuộc sống thường nhật của dân làng, thậm chí gắn bó với đời sống tâm linh của cả cộng đồng. Làng Giang Xá (Hà Tây) ngay trước cửa đền Lý Nam Đế là một khẩu giếng đất to, mặt thoáng thường xuyên thả bèo ong giữ cho nước giếng luôn trong mát. Làng Hiệp Thuận (Hà Tây) đào trong cù lao nhỏ giữa hồ có đường thông ra, đang là nguồn nước sạch của nhiều nhà. Nhiều nơi, trước cửa đình vẫn còn khẩu giếng bán nguyệt xây gạch Bát Tràng gợi lại khúc sông cong làm nơi tụ thủy-tụ phúc.
Cũng có một số giếng ngày nay không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn được địa phương giữ gìn sạch sẽ, chẳng hạn khẩu giếng ở đầu đình Đại Phùng (Hà Tây) bên dưới xây bằng những thỏi đá ong, còn thành giếng là cả một khối đá ong khoét rỗng lòng, trông thật mộc mạc mà đanh chắc, hay khẩu giếng ở trước nhà Tổ chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) có thành giếng là một khối đá xanh khoét rỗng lòng, phía ngoài toả chân ra nền sân giếng tạo thành một đoá sen nở rộ với những cánh hoa chạm khá cầu kỳ.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, giếng làng nay còn ít và cũng ít giá trị thực dụng, nhưng những giá trị văn hoá của nó lại càng đậm trong tâm thức mọi người, và vì thế nó cứ lung linh toả sáng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đầu xóm, cuối hẽm, dân chúng bày mâm ra cúng cô hồn, giàu nghèo tùy gia cảnh, thế là lũ trẻ con rủ nhau chờ, canh sẵn... để còn chạy tới giựt đồ cúng cô hồn.
Đó là độc chiêu: một sở công an gửi ra văn bản cảnh giác toàn dân về âm mưu của nhiều người Trung Quốc lảng vảng ở biên giới nhằm bắt người, mổ lấy nội tạng...
Có phải rằng ngành xuất bản sách tại Việt Nam rat khó có lời? Phải chăng vì dân Viet lười đọc sách? Hay vì đất nước tiết kiệm rừng, nên giấy để xuất bản sách không có đủ gỗ cung cấp?
Câu chuyện rất dễ hiểu: rất nhiều quan chức nắm quyền, là công ty nhà nước tha hồ thua lỗ. Nhưng khi sếp này ra đi sau một đợt thay đổi cán bộ, công ty lại có lời...
Không chỉ học trò, mà người lớn cũng mất niềm vui, vì không đọc được các tác phẩm tiếng Anh hay nhất của thế giơi, không theo dõi được các trào lưu nghệ thuật mới, và đủ thứ...
Gạ là gạ gẫm... Tình đây không hề có nghĩa là tình yêu, nhưng là tình thân xác... Có vẻ như luật Việt Nam xem nhẹ chuyện trừng trị những người giở trò "gạ tình"...
Nhưng hàng giả có vẻ như chuyện muôn đời, và đã có những thứ được chấp nhận trong đời sống, thí dụ như làm thẩm mỹ để có ngực giả, mông giả, mũi giả…
Bây giờ là đỡ rồi… sinh con thứ 3 không còn bị nhà nước áp lực mạnh nữa. Vấn đề là, dân mình ưa thích có con trai, cho nên khi đã có 2 cô con gái, là cứ ráng cho có đứa con trai… Thế là, sinh con thứ 3.
Có phải là rút ruột công trình? Có phải vì cát thay cho xi măng? Có phải dùng tre trúc thay cho cốt sắt? Chỉ nói là điều tra, sau khi đường nứt.
Khoảng hơn mười hôm nữa, sẽ là Lễ Vu Lan, ngày lễ để những người con tưởng nhớ ơn của ba mẹ, và là ngày để tri ân và báo ân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.